Cần lưu ý những gì khi chích ngừa cho trẻ an toàn và đảm bảo nhất?

Cần lưu ý những gì khi chích ngừa cho trẻ an toàn và đảm bảo nhất?

Các loại vắc-xin có tác dụng bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh rất hiệu quả. Và trong số đó loại vắc xin không thể bỏ qua cho trẻ đó chính là mũi lao. Vậy cần cho trẻ chích ngừa lao khi nào, mẹ cần lưu ý những gì khi chích ngừa cho trẻ an toàn thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của mình nhé.

Chích ngừa sớm KHÔNG gây nguy hại cho trẻ

Nhiều cha mẹ lo sợ rằng, trẻ còn nhỏ quá và chích ngừa sớm quá thì trẻ không chịu nổi. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, cho dù trẻ có chích ngừa hay không, trẻ vẫn tiếp xúc với vài chục kháng nguyên mỗi ngày. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ đủ sức đáp ứng để tạo kháng thể đối với sự xâm nhập của khoảng 10.000 kháng nguyên cùng lúc ngay từ lúc mới ra đời. Thông thường, nếu trẻ cân nặng từ 2.000 gram trở lên thì có thể chích ngừa được (ít nhất là chích ngừa viêm gan B ngay lúc sinh). Nếu như trẻ sơ sinh nhẹ hơn 2.000 gram nhưng cần phải chích ngừa viêm gan B ngay (trong trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B) thì trẻ vẫn có thể chích ngừa được, chứ không nhất thiết phải chờ đủ 2.000 gram mới chích.

Chích ngừa sớm KHÔNG gây nguy hại cho trẻ

Cách giảm đau cho trẻ sau chích ngừa

Hiện nay, vẫn còn một sỗ “truyền thuyết” vể việc giảm đau cho trẻ sau chích ngừa như đắp khoai tây, hoặc dưa leo lên vết chích. Thực ra, việc đắp khoai tây hay dưa leo lên vết chích không giúp trẻ giảm đau, ngược lại, điều này có khả năng gầy ra nguy cơ nhiễm trùng ở vết chích.

Để giảm sự khó chịu quá mức cho trẻ, cha mẹ có thể dùng một chiếc khăn lạnh đắp lên vết chích nhằm giảm sưng đau (khăn cần được tiệt trùng kỹ càng) hoặc dùng thuốc hạ sốt paracetamol hay ibuprofen (dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) nếu trẻ sốt cao, hay có phản ứng quá khó chịu.

Cách giảm đau cho trẻ sau chích ngừa

Cách thức để chích ngừa kịp thời và đầy đủ

Việc khan hiếm các mũi vaccine hiện nay khiến một số trẻ không được chích ngừa đầy đủ và kịp thời. Nên mỗi khi có dịch bệnh nào đó xảy ra là các bậc cha mẹ lại thêm một phen lo lắng. Do đó, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hiệu quả và đơn giản sau:

  • Khi đưa trẻ đi khám định kỳ, lúc đó có thể chích được bao nhiêu mũi vaccine thì hãy cho trẻ chích cùng một lúc (tầt cả các vaccine đểu có thể chích cùng một lúc được).
  • Nên đem theo sổ chích ngừa để bác sĩ biết còn cần chích vaccine nào nữa.
  • Khi trẻ đi khám vì một (hay vài) bệnh (hay vấn đề) nào đó (ví dụ như bị ho cảm, nhiễm trùng đường ruột,...), trẻ vẫn có thể chích ngừa được miễn là trẻ không đang bị sốt cao hay lừ đừ. Chích ngừa vào những dịp đó sẽ đỡ tốn công và thời gian phụ huynh đi thêm những lần khác chỉ để chích ngừa mà lại đỡ lo vaccine bị hết sau này. Do đó, khi đi khám bệnh cho trẻ, phụ huynh nên tập thói quen đem theo sổ chích ngừa. Nếu cơ sở y tế nào có lưu được những hổ sơ chích ngừa của trẻ (bằng giấy tờ hoặc bằng hồ sơ điện tử) thì sẽ đỡ cho phụ huynh hơn trong việc theo dõi tiền sử chích ngừa.

Cách thức để chích ngừa kịp thời và đầy đủ

Nguồn: Để Con Được Ốm, BS Nguyễn Trí Đoàn 

Đang xem: Cần lưu ý những gì khi chích ngừa cho trẻ an toàn và đảm bảo nhất?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger