Giải đáp về các vấn đề và bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ

Giải đáp về các vấn đề và bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ

Giải đáp về các vấn đề và bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ

Sức đề kháng của trẻ vốn yếu hơn người lớn nên rất dễ mắc bệnh. Vậy những căn bệnh nào trẻ thường gặp phải? Đây là vấn đề mà các bậc làm cha mẹ cần nắm rõ về các vấn đề và bệnh lý thường gặp để ngừa bệnh ngay từ đầu, hoặc khi bé gặp phải những căn bệnh này, ba mẹ còn có kiến thức ứng phó kịp thời.

1. Vàng da do ăn nhiều cà rốt bí đỏ

Tự nhiên phát hiện vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân, cánh mũi, thường nhìn nghiêng thấy rõ hơn: là do ăn nhiều cà rốt, bí đỏ, đu đủ, ngưng vài tháng sẽ hết.

2.    Vàng da ở trẻ nhỏ

  • Nếu trẻ dưới 15 ngày tuổi, vàng da ngày càng tăng, nhất là vàng tới ngực nên khám chiếu đèn, nặng nữa bác sĩ sẽ thay máu.
  • Nếu trên 15 ngày tuổi thì không cần lo gì, bú tốt lên cân thì thường 3 tháng sẽ hết dần.

Vàng da ở trẻ nhỏ

3.    Mọc răng

Trẻ chậm mọc răng không liên quan nhiều đến dinh dưỡng, có bé mọc sớm có bé mọc muộn, có bé mọc nhiều răng, có bé mọc vài cái, 6-9-11 tháng, nhiều trẻ hơn 12 tháng mói mọc, bú tốt, cân tốt, ăn giậm tốt thì chả sao, từ từ sẽ mọc.

4.    Ráy tai

Có thể làm bé lắc đầu gãi tai, nhỏ tai bằng nước muối sinh lý rồi bé tự đẩy ra, nhỏ 1 lần 2-3 giọt, ngày 2-3 lần, khi khó ra thì khám tai mũi họng, bác sĩ sẽ lấy ra, không được tự lấy.

5.    Nhiều bé tự nhiên gồng, lên gân

Nếu lanh lẹ thường là do phấn khích, do quá vui, giải thích cho trẻ đừng làm vậy, sẽ hết thôi.

6.    Nhiều bé lắc đầu, lắc mình khi chơi hay trước khi đi ngủ

Đó là phản xạ hay trò chơi của bé, nếu kéo vành tai lên không đau thì kệ, chả sao.

7.    Có cần ăn trứng trước khi tiêm ngừa cúm và sỏi không? 

Không cần vì không có giá trị gì trong phòng ngừa tác dụng phụ của vắc xin, từ năm 2011 các nhà khoa học của Hiệp hội Chích ngừa Thế giới thống nhất là không cần.

8.    Tự nhiên trẻ ngủ xuyên đêm không cần bú

Trẻ gần 3 tháng tuổi có thể nạp đủ năng lượng ban ngày và ngủ xuyên đêm.

  • Nếu trẻ ngủ quên bú thì đánh thức bằng cách cởi dần quần áo kể cả tã, khi trẻ thức thì cho bú.
  • Trẻ lớn vẫn còn bú đêm thì chuyển bú ngày để trẻ ngủ xuyên đêm, có trẻ đòi bú đêm nhưng có thể bé sợ xa mẹ chứ không phải đói.

Tự nhiên trẻ ngủ xuyên đêm không cần bú

9.    Trẻ bị té đập đầu có cần khám ngay hay chụp chiếu gì không?

 Nếu bé vui vẻ, không ói thì chỉ cần theo dõi thôi, thời gian theo dõi là 72 giờ.

10.    Tự nhiên trẻ tiêu chảy

Thường là do thức ăn nên coi lại thức ăn của trẻ và thức ăn của mẹ. Nếu không có máu thì không quá lo, chủ yếu là đừng để trẻ mất nước. Chỉ cần bú nhiều, uống đủ nước. Khi không tiêu chảy nhiều cũng chưa cần Oresol. Thường tiêu chảy cũng 3-5-7 ngày mới hết.

11.    Làm gì khi trẻ co giật do sốt cao?

Nằm nghiêng mặt một bên, nơi thoáng mát, lau mát hạ sốt, nhét thuốc hạ sốt. Không vắt chanh vào miệng. Nếu không cắn lưỡi thì đừng chèn gì vào miệng.

Tình huống này có thể bị lại cho đến 7 tuổi, cần có thuốc hạ sốt (loại uống và loại nhét hậu môn) tại nhà. Khi ngờ trẻ sốt cặp nhiệt, uống hạ sốt ngay khi bé sốt từ 38 độ.

Làm gì khi trẻ co giật do sốt cao?

12.    Trẻ 18 tháng mới đóng thóp

Nếu nghi ngờ thóp rộng hay đóng sớm hay có những vết gờ hay khe hở trên hộp sọ thì đo và theo dõi vòng đầu, quan trọng là lanh lẹ (không có cái bệnh gọi là dính đầu khóa, do đồn lung tung thôi).

13.    Trẻ tập đi

Trẻ mới tập đi sẽ đi không vững, đi “chàng hảng”, hai hàng, giống như khập khiễng, có trẻ 18 tháng mới biết đi, 3 tuổi mói đi thăng bằng như người lớn, quan trọng là lanh lẹ và chơi đùa hòa đồng với trẻ khác.

Trẻ tập đi

14.    Trẻ nhỏ khò khè kéo dài

Nếu trẻ bú tốt, không ho, không ọc ói nhiều, lên cân tốt thì có thể là mềm đường thở lành tính, lớn dần sẽ tự hết.

15.    Bù sắt

Lòng bàn tay nhạt, sướt da đầu ngón tay thì có khả năng thiếu sắt. Thường bù sắt hai tuần, thị trường có rất nhiều loại thuốc sắt, trẻ dưới 6 tháng thì mẹ uống sắt rồi cho trẻ bú. Nhà có người bị tan máu bẩm sinh (Thalassemia) thì cẩn thận khi bù sắt.

16.    Trẻ nhỏ có những nốt trắng trên nướu chỉ là nanh sữa

Không cạy nốt này, sẽ tự hết, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và bú.

17.    Trẻ cần uống thêm bao nhiêu nước

  • Sữa là nước rồi: trẻ dưới 6 tháng không cần uống thêm nước. Nếu nghi thiếu nước thì cứ bú mẹ, nếu bú bình thì cứ bú bình.
  • Trẻ hơn 6 tháng mà bú lượng sữa tù 100ml nhân cho cân nặng trở lên thì cũng không cần thêm nước.
  • Trẻ nhỏ uống nước mát miệng sẽ không chịu uống sữa, uống nhiều nước sẽ không có bụng để uống sữa.
  • Trẻ lớn nữa thì ưu tiên sữa ít nhất 500ml, rồi mới bàn tới nước tùy theo cân nặng.
  • Trẻ sau 3 tuổi trở lên chú ý cho uống đủ nước.
 Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: Giải đáp về các vấn đề và bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger