Những câu hỏi thường gặp về các bệnh lý của trẻ nhỏ

Những câu hỏi thường gặp về các bệnh lý của trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Đây là thời điểm nhạy cảm, cơ thể rất dễ bị bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ. Sau đây là những giải đáp về các bệnh lý của trẻ nhỏ.

1.    Sao bệnh hoài

Chăm sóc tốt chích ngừa cúm, ngủ đủ, bú đủ, đủ nước, ăn đủ, sinh hoạt tránh nóng quá, lạnh quá, không uống nước đá. Nếu có đi nhà trẻ thì về đến nhà nhỏ mũi và thay quần áo ngay.

2.    Cử động bất thường, chậm đi chậm nói

Quan trọng nhất của bé là tiếp xúc lanh lẹ, tiếp xúc bằng ánh mắt.

3.    Bú sữa ngoài mà phân cứng

Pha sữa ngoài đừng pha đặc, đánh tơi sữa lên rồi gạt ngang.

4.    Xổ giun cho trẻ dưới 2 tuổi

Mebendazol 500mg Iv uống, trước kia thì 2 tuổi nhưng giờ Tổ chức Y tế Thế giới khuyên sau 1 tuổi/ Zentel 200mg cho trẻ 1-2 tuổi, 400mg cho trẻ trên 2 tuổi. Người bán thuốc tây nói gì kệ, cứ 6 tháng xổ một lần.

Xổ giun cho trẻ dưới 2 tuổi

5.    Đổ mồ hôi

  • Mồ hôi ở trẻ thường do thời tiết và khả năng điều tiết mồ hôi chứ không liên quan đến dinh dưỡng, rụng tóc hình vành khăn mà đủ cân thì không thiếu chất.
  • Trẻ nhỏ khi bú đổ mồ hôi là bình thường vì bú là trẻ đang lao động, làm việc.

Đổ mồ hôi

6.    Tiểu rùng mình, tiểu lắt nhắt

Coi có hẹp bao quy đầu không nếu là bé trai.

7.    Tự nhiên phát sốt

  • Uống hạ sốt nếu trên 38,5, sốt trên 48 tiếng hay lừ đừ, nôn ói nhiều thì đi khám.
  • Thuốc uống tác dụng nhanh hơn thuốc nhét hậu môn, liều thuốc là Paracetamol 10-15mg cho 1 ký cân nặng.

Tự nhiên phát sốt

8.    Sảy

Thử Nabica 500mg Iv pha 10ml nước sạch bôi (hay Natri Bicarbonat gói 5g tương đương 10 viên).

9.    Hạch sau tai

Không đau không to nhanh thì kệ, có thể nổi hồi nào không hay, có thể mới sốt hay cảm xong nổi, lớn sẽ hết.

10.    Tự nhiên phát hiện hạch ở nách trái hay vùng hõm đòn trái

Do sau chích ngừa lao thôi: mềm nhiều thì rạch, cứng thì không cần làm gì, theo dõi thôi, không cần uống thuốc gì cả.

Mưng mủ và tạo sẹo sau chích ngừa lao ở vai trái là dấu hiệu tốt, thường 1-5 tháng mới có, chỉ cần rửa nhẹ nhàng thôi.

11.    Rốn không sạch

Rửa sát chân rốn, không chỉ quẹt quẹt bên ngoài vì không hiệu quả, rửa cồn 70 độ, bôi Betadinee hay Milian, không bớt thì khám. Nếu không bớt có thể do chồi rốn, chồi rốn thì phải bôi Nitrate bạc. Nếu rốn rỉ máu kéo dài nên khám xem có thiếu vitamin K không.

  • Nếu 2-3 tháng hơn mà rốn còn rỉ dịch nên đi khám, siêu âm coi có tồn tại nang rốn ruột không (tật này phải mổ).
  • Rốn lồi cũng không đáng lo, đa số các trẻ sẽ hết sau 1 tuổi, chả cần làm gì.

12.    Sốt phát ban

Sốt 1-2-3 ngày, có khi sốt cao, sau đó hạ sốt ra lấm tấm đỏ ở da, tươi tắn lên: sốt phát ban thôi, ra ban thì ba ngày hết, không cần uống thuốc, không kiêng tắm, không kiêng ăn, đừng để lạnh quá thôi.

13.    Tiểu són, tiểu lắt nhắt, tự nhiên thấy có màu như máu:

Có thể hẹp bao quy đầu, rửa sạch, nắm phần da quy đầu day nhẹ vài lần xong lận nhẹ xuống, không hiệu quả thì đi nong.

14.    Thủy đậu

Nên chích 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng, chứ chích 1 mũi vẫn có thể bị.

Thủy đậu

15.    Vắc xin

  • Chỉ có chích ngừa thủy đậu và sởi hay sởi - rubella hay sỏi - quai bị - rubella phải chờ cách một tháng thôi, còn lại tất cả vắc xin khác không cần phải chờ một tháng, cách bao lâu cũng được, các nhà khoa học của thế giói đều khuyên như vậy.
  • Mua hai cuốn sổ chích ngừa riêng, chích dịch vụ một cuốn, chích TCMR (tiêm chủng mở rộng) một cuốn, nếu bị từ chối không cho chích thì đi noi khác. Vì một tháng chỉ chích được một mũi thì bé sẽ mất cơ hội chích ngừa.
  • Bệnh nhẹ có thể chích ngừa được.
  • Trẻ có sốt thì không chích.
  • Chích 5 trong 1 trong TCMR sau đó chuyển sang dịch vụ hay ngược lại cũng được miễn là tiện lợi và bé được chích ngừa cho kịp. Chích nhắc mũi 4 dùng vắc xin dịch vụ cũng được, dư HiB chả sao.
  • Uống Rota của hãng này lớ hết hàng chuyển qua hãng khác cũng được.
  • Muốn chích viêm gan A mà không có hàng thì chích mũi A-B cũng được, dư viêm gan B chả sao.
  • Chích ngừa cúm không có lọ nhỏ (0,25ml) thì chích 1/2 liều trẻ lớn (ống 0,5ml cho trẻ trên 3 tuổi) cũng được.
  • Sau chích ngừa nếu sưng đỏ thì chườm mát (dùng khăn sạch, dày, quấn cục đá bên trong chườm). Chỉ uống thuốc hạ sốt khi sốt hay đau, không uống ngừa. Lâu ngày còn sưng mà không đau thì xoa thôi, từ tù tan

 Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: Những câu hỏi thường gặp về các bệnh lý của trẻ nhỏ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger