Hiểu đúng về bảng tăng trưởng WHO và bách vị phân

Hiểu đúng về bảng tăng trưởng WHO và bách vị phân

Hiểu đúng về bảng tăng trưởng WHO và bách vị phân

Bách vị phân thường nhắc tới là gì? Tại sao các bậc cha mẹ và ngay kể cả các bác sĩ cứ luôn so sánh trẻ với đường trung bình trên bảng tăng trưởng WHO? Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đó lại là nghịch lý.

Hiểu đúng về “con số trung bình” trong bảng tăng trưởng WHO

Trong thực tế, không có ai giống ai cả, không có bé nào giống bé nào và cũng không có sự tăng trưởng nào giống sự tăng trưởng nào. Các bạn thấy đầy, người lớn cũng có người cao người thấp, người đẫy đà hay người gầy. Tất cả những người đó đều làm việc và sống bình thường. Trẻ em cũng vậy, có bé cao bé thấp, có bé to bé nhỏ và quan trọng là tất cả các bé đó đều hoạt động và phát triển bình thường.

Còn để đánh giá chỉ số cân nặng hay chiều cao bình thường ở một độ tuổi nào đó trong bảng tăng trường WHO, người ta chọn ngẫu nhiên nhiều đối tượng khỏe mạnh ở độ tuổi đó và tính toán con số trung bình.

Ví dụ: đo chiều cao 1.000 bé ở tuổi lên 2 và chia tổng chiểu cao đo được cho 1.000, ta sẽ có được con số trung bình.

Hiểu đúng về “con số trung bình” trong bảng tăng trưởng WHO

Do đó, đương nhiên con số trung bình trong bảng tăng trường WHO sẽ nằm ở khoảng giữa. Và cũng đương nhiên là sẽ có những bé có cân nặng hay chiều cao lớn hơn hay nhỏ hơn con số trung bình đó. Nhưng những bé có cân nặng hay chiều cao thấp hơn con số trung bình đó vẫn là những bé hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.

Từ con số trung bình này, người ta cộng trừ 2 độ lệch chuẩn (+/- 2 SD) thì sẽ được một khoảng bao gồm 95% dần số ở tuổi đó (tuổi được lựa chọn để thực hiện thống kê, như ở ví dụ trên là các bé 2 tuổi). Nếu như cân nặng hay chiều cao của bé nằm trong khoảng 95% này thì có thể xem là “bình thường”. Tuy nhiên, con số trung bình và khoảng bình thường đó còn tùy thuộc vào mẫu dân số được đo nên cũng có những “con số trung bình” hay “khoảng bình thường” khác nhau dựa trên mẫu dân số khác nhau (ví dụ người châu Mỹ thì có chỉ số chiểu cao cần nặng khác so với người châu Á, khác so với người châu Phi). Đến đây, tôi đưa ra thêm khái niệm bách phân vị (percentile).

Hiểu đúng về “con số trung bình” trong bảng tăng trưởng WHO

Bách phân vị là gì?

Vậy bách phân vị là gì? Đây là con số cho thấy con bạn nặng hơn hay cao hơn bao nhiêu bé khác trong 100 bé cùng lứa tuổi và giới tính.

Ví dụ: trên biểu đồ cân nặng, bé có cân nặng ở vào bách phân vị thứ 20, nghĩa là bé có cân nặng lớn hơn 20% những bé khác cùng tuổi. Cụ thể hơn là bé nặng hơn 20 bé này và nhẹ hơn 80 bé kia trong 100 bé cùng lứa tuổi.

Một bé có cân nặng hay chiều cao ở bách phân vị thứ 5 thì củng hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh như một bé có cân nặng hay chiều cao ở bách phân vị thứ 80. Những khác biệt về cân nặng và chiều cao đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền (gene), chủng tộc, môi trường, v.v.

Bách phân vị là gì?

Nguồn Để Con Được Ốm BS Nguyễn Trí Đoàn

Đang xem: Hiểu đúng về bảng tăng trưởng WHO và bách vị phân

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger