Kỹ năng cơ bản để chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Kỹ năng cơ bản để chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Kỹ năng cơ bản để chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận của người mẹ. Nhất là trong những tuần đầu tiên, khi mẹ còn vụng về, lóng ngóng, đây là lúc mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về những kỹ năng cơ bản để chăm sóc bé yêu.

1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu trẻ em

Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) trẻ em là một trong những lựa chọn ưu tiên của chiến lược hay giải pháp CSSKBiHD. Dựa vào tình hình sức khỏe và bệnh tật hiện nay của trẻ em ở các nước đang phát triển trên toàn thế giới, Quỹ Nhi đồng Thế giới (UNICEF) đã đề ra 7 ưu tiên cho trẻ em, được gọi là GOBIFFF. Và đây cũng là nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em:

Chăm sóc sức khỏe ban đầu trẻ em


7 ưu tiên trên nhằm giải quyết các vấn đề sau:

  • Giải quyết những bệnh có nguy cơ gây tử vong cao: suy dinh dưỡng, tiêu chảy, các bệnh đường hô hấp, các bệnh truyền nhiễm...
  • Bảo vệ bà mẹ trẻ em bằng các biện pháp: kế hoạch hóa gia đình, nâng cao hiểu biết cho bà mẹ về cách nuôi con, vệ sinh, dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em.

Cụ thể 7 biện pháp GOBIFFF này là:

  • G - Giám sát tăng trướng: Bằng cách sử dụng cân vì biểu đồ cân nặng để giám sát sự tăng trưởng của trẻ, phát hiện tình trạng Suy dinh dưỡng (SDD) để can thiệp sớm.
  • O - Cách pha ORS và bù nước: Thực hiện bù nước bằng đường uống, với các dụng dịch muối đường (ORS) để đong tình trạng mất nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy, nhằm giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy.
  • B - Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ: Khuyến khích các bà mẹ cho con bú, nhằm góp phần làm giảm các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng.
  • I - Thực hiện tiêm chủng mở rộng: Tiêm phòng các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu như lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sỏi, viêm gan cho trẻ em.
  • F - Giáo dục cho bà mẹ: về chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • F - Hướng dẫn dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng như thức ăn giặm cho trẻ.
  • F - Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em an toàn và đủ dinh dưỡng.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu trẻ em

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh

Đối với các bậc cha mẹ có con lần đầu, 9 hướng dẫn sau đây sẽ giúp họ đỡ lúng túng hơn khi chăm sóc trẻ sơ sinh:

  • Massage - da tiếp da: hiện nay các chuyên gia đều công nhận việc massage có tác dụng rất tốt đối với trẻ sơ sinh, tuy nhiên, bạn phải rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Khi ẵm nhớ cẩn thận đỡ phần đầu và cổ của trẻ, không lắc nhiều, không thô bạo.
  • Quấn khăn không nên chặt quá cũng không lồng lẻo quá, chú ý cổ và đầu để trẻ có thể thớ thoải mái.
  • Thay tã: Đối vói loại tã dùng 1 lần, thường là 1 ngày 10 cái. Chuẩn bị đầy đủ bao gồm: tã mới, khăn, giấy mềm ướt... và chọn nơi an toàn, khô thoáng. Lưu ý, bạn phải lau sạch sẽ, chờ đủ khô rồi mới bịt tã mói. Ngoài ra, phải thay càng sớm càng tốt khi bé ị, đối với trẻ bị hăm thì nên dùng vài loại creme (kem chống hăm).
  • Tắm: Việc tắm cho trẻ phải chú ý thời tiết, không cần thiết tắm mỗi ngày, tắm nhiều lần và tắm quá lâu cũng có thể khiến trẻ khô da. Việc tắm không gấp nên bạn phải chuẩn bị dụng cụ, tìm nơi an toàn, sạch sẽ trước khi tiến hành thì tốt cho trẻ hơn. Nên chọn loại dầu gội chuyên dùng cho trẻ.
  • Bú, ợ: Trẻ sơ sinh thì bú theo nhu cầu, thường là ngày ít nhất 8 cữ. Bú mẹ hoàn toàn thì mẹ học xem cảm giác xuống sữa, theo dõi lượng bú và tiểu của trẻ. Coi cách ẵm khi bú và cho trẻ ợ.
  • Ngủ: ít nhất 16 tiếng, bú đêm là chuyện bình thường, thường 3 tháng hơn mới biết nạp đủ năng lượng ngủ xuyên đêm. Chú ý xoay trở đầu bên này xong bên kia cho quen. Tập phân biệt ngày đêm bằng cách dùng ánh sáng để quen dần, canh ban ngày thủ thỉ khi thức ban ngày cho biết ngày, đêm chỉ bú rồi dỗ ngủ.
  • Đi tiểu: Miễn có đi phân su, bú tốt, ngủ giỏi là an tâm, còn trẻ nhỏ thì ị lung tung các kiểu.

Chăm sóc trẻ sơ sinh

3. Cụ thể

Chăm sóc răng

Trẻ mới sinh ra đã có răng hoặc răng mọc sớm trong vòng 1 tháng đầu gọi là răng sơ sinh. Răng sơ sinh rất hiếm gặp, khoảng 2000 đến 3000 trẻ mới có một trẻ.

Vị trí thường gặp là vùng nướu trước của hàm dưới. Các răng này có chân răng ngắn và bám lỏng lẻo vào mô nướu. Thường thì bạn sẽ không phát hiện triệu chứng gì nhưng khi trẻ bú, những chiếc răng này có thể gây tổn thương lưỡi của trẻ hoặc gây khó chịu cho mẹ.

Bạn có thể thực hiện việc chăm sóc răng sơ sinh cho trẻ tại nhà bằng cách dùng khăn hoặc gạc ướt, sạch lau nhẹ nhàng răng sơ sinh và nướu xung quanh. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng nướu và lưỡi để phát hiện sớm tổn thương hoặc dấu hiệu tổn thương.

Đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt khi răng sơ sinh khiến trẻ đau nhức, loét vùng lưỡi, miệng hoặc những triệu chứng bất thường khác.

Điều trị: răng sơ sinh cần được nhổ sớm tại bệnh viện khi chúng lung lay và có nguy cơ rơi vào đường thớ của trẻ.

Nanh sữa

Nanh sữa là chấm trắng khoảng 2-3mm trên nướu, thường gặp ở trẻ dưới 3-4 tháng tuổi. Rất nhiều phụ huynh tướng là mọc răng sớm và không biết là nanh sữa được xem là lành tính, nhiều tài liệu nói 50-90% trẻ sẽ có nanh sữa nên không có gì đáng lo ngại. Vì vậy, người lớn không cần phải săm soi quá nhiều và tuyệt đối không cạy ra. Đa số trẻ vẫn bú, ngủ, sinh hoạt tốt, vài tuần sẽ tự hết thôi.

Rốn

Rốn của trẻ thường rụng sau 1 đến 4 tuần, hiện nay các chuyên gia đều khuyên nên để hở, không cần băng kín nhưng phải rửa rốn đúng cách và phải theo dõi rốn trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện nếu rốn có mủ.

Đang xem: Kỹ năng cơ bản để chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger