Làm gì khi sữa xuống quá mạnh? Cách kích thích phản xạ xuống sữa?

Làm gì khi sữa xuống quá mạnh? Cách kích thích phản xạ xuống sữa?

Làm gì khi sữa xuống quá mạnh? Cách kích thích phản xạ xuống sữa?

Sữa mẹ xuống quá nhiều là vấn đề khiến các mẹ đau đầu mỗi khi cho con bú. Vì nếu sữa ra quá nhiều mà bé không kịp bú thì có thể dẫn đến tình trạng bị sặc và dễ dẫn đến tình trạng tắc sữa. Bài viết hôm nay sẽ giúp các mẹ “bỏ túi” một số cách chặn sữa khi cho con bú hiệu quả để tránh những trường hợp xấu xảy ra, cũng như cách kích thích phản xạ xuống sữa dành cho những mẹ ít sữa.

Làm gì khi sữa xuống quá mạnh?

Khi sữa mẹ có quá nhiều so với nhu cầu của trẻ khiến sữa xuống quá mạnh làm trẻ bị sặc sữa và sợ, không dám bú tiếp. Thường thì trẻ sẽ chỉ ngậm ti mẹ trong vòng 1-2 phút rồi nhả ra ngay. Nếu trường họp này xảy ra, mẹ cần xem lại bản thân mình có quá nhiều sữa hay không để điều chỉnh giảm bớt lượng sữa. Sữa quá nhiều cũng không tốt: gây dư thừa nguy cơ tắc tia, nguy cơ trẻ bú nhiều sữa đầu (nhiều nước) ít sữa cuối (ít chất dinh dưỡng). Sau đây là một số giải pháp các mẹ có thể áp dụng khi sứa xuống quá mạnh.

Điều chỉnh tư thế bú: Có một số tư thế bú giúp làm giảm trọng lực tia sữa hắn vào miệng trẻ như: mẹ nửa nằm nửa ngồi, đặt nửa thân trên của trẻ cao hơn nửa thân dưới.

Cho trẻ bú sau khi phản xạ xuống sữa xảy ra: Ngay khi mẹ có cảm giác xuống sữa (vú có cảm giác châm chích/rần rần hay sữa chảy ra từ hai đầu ti), lập tức đưa đầu ngón tay út vào khóe miệng của trẻ để lấy ti ra, không rút ra một cái “pặc” sẽ dễ làm tổn thương đầu ti.

Đợi phản xạ xuống sữa qua đi (khoảng từ 30 giây đến 1 phút, trong lúc này dùng khăn gạc thấm sữa ở hai bên vú), cho trẻ ngậm ti trở lại.

Hút bớt sữa đầu: Nếu 2 cách trên không hiệu quả thì mẹ cần hút bót sữa ở bên vú cho trẻ bú. Ban đầu có thể hút 50ml rồi cho trẻ bú thử, nếu trẻ vẫn sợ thì hút tiếp cho tới khi trẻ họp tác. Ví dụ hút đến 90ml trẻ mới chịu bú êm thì sau đó trước mỗi lần cho trẻ bú mẹ sẽ hút bớt khoảng 90ml. Sau vài ngày trẻ quen, không sợ nữa, mẹ sẽ hút ít lại, giảm thành 70ml, rồi 50ml, 30ml,... Cứ như vậy, trẻ sẽ quen dần với hiện tượng xuống sữa và có thể tự xử lý. Cuối cùng mẹ sẽ không cần hút nữa.

Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng cách này vì hút sữa hoài sẽ khiến sữa mẹ đã nhiều lại càng nhiều. Trẻ cần học cách thích nghi, tự xử lý phản xạ xuống sữa.

Làm gì khi sữa xuống quá mạnh?

Lưu ý:

Mẹ nên giúp trẻ quen với phản xạ xuống sữa mạnh ngay khi trẻ có dấu hiệu sợ, không nên để đến mức trẻ không còn chịu ngậm ti mẹ nữa. Nếu trẻ không còn chịu ngậm ti, các mẹ cần phải rất kiên nhẫn để tập cho trẻ bú mẹ trở lại, bằng cách kết họp giải pháp thứ 3 ở trên với các phương pháp sau:

  • Thử cho bú ở các tư thế khác nhau, tìm tư thế dễ chịu nhất với trẻ.
  • Cho bú khi trẻ đang lim dim ngủ, hay khi trẻ vừa thức giấc, chưa tỉnh ngủ hẳn.
  • Cho bú trong môi trường yên tĩnh và hơi tối.
  • Có thể đứng lên, đu đưa trẻ trong khi đang tập cho trẻ chịu ngậm ti, trẻ chịu ngậm rồi thì ngồi xuống.

Cách kích thích phản xạ xuống sữa

Trong quá trình cho con bú, phản xạ xuống sữa xảy ra càng nhiều lần thì trẻ càng nhận được nhiều sữa. Trung bình trong một cữ bú, phản xạ xuống sữa diễn ra khoảng 2,2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3 phút. Để kích thích phản xạ xuống sữa giúp sữa có nhiều hơn, khi hút sữa các mẹ cần làm theo những hướng dẫn sau:

  • Hút sữa ở nơi quen thuộc, ngồi hay nằm thoải mái.
  • Không gián đoạn khi hút sữa: nhờ người nhà trông bé,... nếu ở cơ quan thì kiếm một phòng kín hay góc kín, xoay mặt vào trong, dùng áo choàng cho con bú trùm lên người khi hút sữa. 
  • Không nhìn chằm chằm vào máy hút sữa để xem sữa có ra không, vì nhìn chằm chằm như vậy sẽ khiến các mẹ cảm thấy áp lực, gây ức chế sự xuống sữa.
  • Tránh stress: Tâm trạng căng thẳng, buồn bực sẽ làm giảm lượng sữa, vì vậy trong khi hút sữa, các mẹ hãy giữ đầu óc thoải mái, thư giãn bằng cách xem ti vi/điện thoại, xem phim, xem hài, nghe nhạc,...
  • Để quần áo đã mặc của con ở kế bên, hoặc nhìn vào hình của con, tưởng tượng con đang bú trực tiếp, mở ghi ám giọng của con,...
  • Con bú một bên, mẹ vắt hay hút bên còn lại cùng lúc.
  • Trong quá trình vắt/hút sữa, các mẹ nên xen kẽ vài lần massage vú.

Cách kích thích phản xạ xuống sữa

Tư thế cho bú đúng

Cho bú sai tư thế sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ và bú được ít sữa mẹ hơn, dẫn đến chậm lớn. Vì vậy, để trẻ thoải mái và bú đủ sữa, các mẹ cần chọn tư thế cho bú phù hợp.
Tư thế cho bú đúng: Mẹ ngồi thoải mái, đặt trẻ sát vào mẹ sao cho đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thắng, mặt trẻ quay vào vú mẹ và môi trẻ đối diện với núm vú, tay mẹ dớ toàn bộ người của trẻ.
Trẻ ngậm bắt vú đúng: Miệng trẻ ngậm bắt vú, môi dưới hướng ra ngoài, lưỡi chụm quanh bầu vú, má chụm tròn, quầng vú ở phía trên còn lại nhiều hơn so vói phía dưới.
Trẻ bú hiệu quả: Bú chậm, sâu, thỉnh thoảng dừng lại tôi bú tiếp. Có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng trẻ nuốt sữa. Mẹ không bị đau ti.
Trẻ bú hết sữa ở một bên vú mới chuyển sang bên kia không được rứt vú ra khi trẻ chưa muốn thôi. Sau khi trẻ bú xong nên vắt kiệt lượng sữa còn lại lau sạch đầu ti.

Tư thế cho bú đúng

Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng
 

Đang xem: Làm gì khi sữa xuống quá mạnh? Cách kích thích phản xạ xuống sữa?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger