Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là do đâu?

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là do đâu?

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là do đâu?

Táo bón là một trong những bệnh bị chẩn đoán nhầm ở trẻ, nhất là ở trẻ bú mẹ. Táo bón là triệu chứng trẻ giảm số lần đi cầu, phân to, cứng và khó đi, phải rặn, khi đi ra bị chảy máu do bị nứt, tét hậu môn. Vậy nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là do đâu? Tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ bị táo bón, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là ở chế độ ăn. Một chế độ dinh dưỡng không đủ chất xơ, không đủ nước, uống nhiều sữa bò (nhiều canxi) thì trẻ có thể sẽ bị táo bón. Trong đó, uống quá nhiều sữa là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị táo bón. Tôi gặp nhiều trường hợp, mẹ sợ trẻ bị thấp còi, nghe lời khuyên cho trẻ uống 700-800 ml sữa khiến trẻ bị bón.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Từ chế độ ăn, trẻ sẽ bị táo bón do tâm lý. Tiến trình bệnh táo bón sẽ diễn ra như sau: đầu tiên, trẻ bị bón vì chế độ ăn, phân bón làm cho trẻ đi cầu khó và đau trẻ sợ không dám đi cầu dù sau đó trẻ muốn đi cầu nhưng tâm lý sợ bị đau nên trẻ nín lại không dám đi nữa, táo bón trở nên nặng hơn khi trẻ bị táo bón bởi tâm lý.

Có một nguyên nhân gây táo bón ở trẻ khác là trẻ bị táo bón mẹ “bơm đít” hậu môn bị kích thích trẻ sợ không dám đi cầu lại táo bón. Do đó, người ta khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc bơm thụt hậu môn.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Tập “xi” cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Mẹ tập “xi” sớm, trẻ chưa sẵn sàng ngồi bô vì trẻ sợ (có thể SỢ cái bô) trẻ nín đi cầu và táo bón. Một lý do khác nữa khởi nguồn từ việc trẻ đi học, toilet ở trường bẩn làm trẻ sợ trẻ nhịn đi cầu dẫn đến trẻ táo bón.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác khiến trẻ bị táo bón như bệnh lý về tuyến giáp, hoặc do di truyền.

Trẻ bú mẹ ít đi cầu KHÔNG phải là táo bón

Nhiều trẻ bú mẹ đi cầu ít, có khi vài ngày mới đi một lần là mẹ đã cho rằng trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, tiêu chuẩn số lần đi cầu không nói lên được triệu chứng táo bón. Bởi số lần đi của trẻ không trẻ nào giống trẻ nào, đặc biệt là trẻ bú mẹ. Do đó, mẹ cần biết về biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh:

  • Ở tháng đầu tiên, đường ruột của trẻ chưa trưởng thành, sữa mẹ chưa được hấp thụ hết nên trẻ “xì xoẹt” hoài. Có khi có bọt hoặc có lẫn sữa ở trong phân.
  • Qua đến tháng thứ 2, đường ruột của trẻ dần trưởng thành, trẻ sẽ hấp thụ được hết sữa mẹ. Do đó, trong khoảng 5-7 ngày, có khi đến gần 2 tuần, trẻ mới đi một lần, phân vẫn mềm, dẻo, không to và cứng, thì nghĩa là trẻ hấp thụ quá tốt, hấp thụ hết toàn bộ dưỡng chất có trong sữa mẹ, chứ không phải là táo bón.

Trẻ bú mẹ ít đi cầu KHÔNG phải là táo bón

Do đó, những trường hợp trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn, không đi cầu nhưng vẫn đi tiểu đều, nghĩa là trẻ bú tốt, chơi vui vẻ, thì trẻ không cần phải bơm thụt hậu môn. Chỉ là trẻ chưa có đủ lượng phân để kích thích hậu môn đi cầu. Chỉ cần chờ đủ phân thì trẻ sẽ đi ra.

Cách ngăn ngừa và điều trị bệnh táo bón

Táo bón điều trị rất phức tạp và điều trị khá lâu dài. Nhất là táo bón liên quan đến tâm lý khiến cho trẻ sợ bị đi cầu thì khá khó trị. Do đó, cha mẹ (hay người chăm sóc trẻ) cần phải có những hiểu biết nhất định, tránh tập “xi” sớm cho trẻ; nếu trẻ được gửi đi học thì cần kiểm tra vệ sinh ở trường và trao đổi vấn đề với giáo viên để tránh tâm lý lo sợ khiến trẻ bị táo bón.

Nếu trẻ bị táo bón do chế độ ăn, thì song hành với việc cho trẻ uống thuốc kéo dài đến 5-6 tháng (loại thuốc này giúp trẻ đi cầu dễ hơn, không bị đau để trẻ không còn sợ bị đi cầu), cha mẹ cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn cho phù hợp, giảm số lượng sữa uống hằng ngày của trẻ.

Nguồn Để Con Được Ốm BS Nguyễn Trí Đoàn

Đang xem: Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là do đâu?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger