Hiện tượng hấp thụ là gì? Biểu hiện của hiện tượng kém hấp thụ

Hiện tượng hấp thụ là gì? Biểu hiện của hiện tượng kém hấp thụ

Hiện tượng hấp thụ là gì? Biểu hiện của hiện tượng kém hấp thụ

Kém hấp thụ (hay khó hấp thụ) là chẩn đoán dễ bị sử dụng lầm nhất khi chẩn đoán cho những trẻ nhỏ người, nhẹ cân. Tôi thường hay nghe các mẹ thắc mắc thế này: “Con ăn nhiều lắm, ăn còn hơn con nhà người ta, mà sao không thấy tăng cân, không cao lớn như con người ta?” Rồi từ đó, mẹ tự suy ra trẻ bị kém hấp thụ. Vì thế, đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu được hiện tượng hấp thụ là gì trước khi nói đến vì sao lại có hiện tượng kém hấp thụ.

Tìm hiểu về hiện tượng hấp thụ

Hiện tượng hấp thụ xảy ra ở ruột của bất cứ loại sinh vật nào có ruột, trong đó có con người. Thực phẩm khi đưa vào miệng sẽ được phân hủy một phần nhờ vào men amylase. Sau đó, thức ăn được đưa xuống dạ dày, dịch vị sẽ được tiết ra và trộn đều nhằm phân hủy tiếp thức ăn và đưa xuống ruột.

Tại đây, mật hoặc tụy sẽ tiết ra các loại dịch khác nhau, giúp phân cắt thức ăn thành những phần tử nhỏ và thức ăn sẽ được phân hủy và hấp thụ liên tục vào cơ thể khi đi suốt trong đoạn ruột. Một phần thức ăn không được hấp thụ hết sẽ đi xuống ruột già, ruột già nhận nhiệm vụ hấp thụ thêm một phần nước, phần còn lại là chất bã được thải ra ngoài theo đường hậu môn (chính là phân).

Tìm hiểu về hiện tượng hấp thụ

Biểu hiện của hiện tượng kém hấp thụ

Từ hiện tượng hấp thụ, ta có thể suy luận ra hiện tượng kém hấp thụ nghĩa là quá trình thức ăn đi vào ruột không được hấp thụ vào người và phải đi thẳng ra bằng đường hậu môn. Do đó, triệu chứng đầu tiên của kém hấp thụ là trẻ phải đi tiêu chảy. Trẻ có thể đi tiêu chảy nhiều lần (4-5 lần) trong ngày.

Điều này là do nước của thức ăn không được hấp thụ ở ruột già, đi ra ngoài dạng lỏng hay còn gọi là tiêu chảy. Bên cạnh đó, trong phân của trẻ còn có thể thấy một số “sản phẩm khác” của tiêu hóa như “phân sống”, hoặc cha mẹ có thể nhận thấy các triệu chứng khác đi kèm ở trẻ như hậu môn bị đỏ, hoặc lở loét.

Biểu hiện của hiện tượng kém hấp thụ

Nhiễm trùng đường tiêu hóa củng là một hiện tượng kém hấp thụ bởi đường ruột bị viêm chỉ có thể hấp thụ được một phần thức ăn, phân còn lại không thể hấp thụ được thải ra ngoài cùng với siêu vi khiến cho hệ tiêu hóa thải ra ngoài vừa đổ ăn vừa siêu vi. Trường hợp này được gọi là kém hấp thụ do bị nhiễm trùng. Sau một tuần lễ, khi đường ruột phục hồi lại lớp niêm mạc ruột mới, hệ tiêu hóa sẽ lại hấp thụ được thức ăn một cách bình thường. 

Để giúp bạn hình dung rõ hơn, ta có thể lấy ví dụ cụ thể đối với trẻ kém hấp thụ đường, hiện tượng sẽ như sau: đường xuống ruột non bị biến thành axit, trẻ không hấp thụ được và đi ra ngoài, axit làm cho vùng hậu môn của trẻ bị kích thích đỏ, lở loét và kèm tiêu chảy. Và nếu được làm xét nghiệm, bác sĩ có thể dễ dàng tìm thấy axit đó.

Biểu hiện của hiện tượng kém hấp thụ

Tương tự như thế đối với trẻ không hấp thụ được chất xơ thì sẽ đi ra nguyên rau, không hấp thụ được đạm thì sẽ đi ra nguyên thịt.

Nguồn Để Con Được Ốm BS Nguyễn Trí Đoàn

Đang xem: Hiện tượng hấp thụ là gì? Biểu hiện của hiện tượng kém hấp thụ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger