Nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị kém hấp thụ

Nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị kém hấp thụ

Nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị kém hấp thụ

Tại sao trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân? Đó là nỗi trăn trở của nhiều ông bố bà mẹ khi con ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn “giẫm chân tại chỗ”, thậm chí còn sụt cân. Nguyên nhân chính xuất phát từ tình trạng trẻ kém hấp thụ. Vậy phải làm gì khi trẻ bị kém hấp thụ?

Nguyên nhân khiến trẻ bị kém hấp thụ

Trong y khoa, kém hấp thụ chỉ là một từ chung để chỉ hiện tượng của những bệnh lý kém hấp thụ khác nhau. Và trẻ bị kém hấp thụ kéo dài hay không còn tùy vào căn nguyên của triệu chứng kém hấp thụ bởi có rất nhiều lý do gây ra triệu chứng này.

Ví dụ trường hợp trẻ bị kém hấp thụ mỡ: trẻ ăn mỡ vào đi tiêu chảy + phân có váng mỡ. Vì trẻ không hấp thụ được mỡ khiến cho trẻ không hấp thụ được các vitamin tan trong mỡ như A, D, K, E. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa không có tiết đủ mật (bởi mật nhũ tương hóa làm cho mỡ tan được trong nước ruột hấp thụ được mỡ vào cơ thể). Nhưng lại có nhiều nguyên nhân gây ra việc giảm tiết mật

Trẻ sơ sinh bị teo đường mật bẩm sinh và không tiết ra được mật. Ớ trường hợp này nếu không được chữa trị thì trẻ sẽ bị kém hấp thụ kéo dài. Trẻ bị viêm gan hoặc bị sỏi mật tiết không đủ mật xuống ruột. Ở trường hợp này, khi trẻ khỏi bệnh thì cơ thể sẽ hấp thụ mỡ trở lại bình thường.

Ở những trường hợp trẻ bị cắt đi một đoạn ruột do bệnh lý gì đó mà đoạn ruột này nằm ở vị trí giúp hấp thụ một số loại chất nào đó và trẻ bị kém hấp thụ do mất ruột.

Nguyên nhân khiến trẻ bị kém hấp thụ

Men tiêu hóa và vitamin không hẳn chữa được kém hấp thụ

Vì có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng kém hấp thụ, do đó, để điều trị được bệnh kém hấp thụ phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng kém hấp thụ.

Ví dụ: trường hợp trẻ bị kém hấp thụ mỡ bởi bệnh viêm gan cấp tính, thì cần chờ cho gan hồi phục lại. Cho dù có cho trẻ uống vitamin tan trong mỡ như A, D, E, K... thì trẻ cũng sẽ đi tiêu chảy ra ngoài. Do đó, vitamin không giúp làm tăng khả năng hấp thụ của trẻ. Mà trong thời gian này, trẻ cần được bổ sung những vitamin tan trong mỡ bằng cách tiêm vào mạch máu để cung cấp đủ nhu cầu hằng ngày của trẻ.

Trường hợp trẻ kém hấp thụ đường lactose, thì cần cho trẻ uống loại sữa mà không có chứa lactose.
Trường hợp trẻ kém hấp thụ đường do tuyến tụy bị bệnh lý gì đó không tiết ra đủ men để tiêu hóa đường, đạm thì cho trẻ uống men tiêu hóa mới có tác dụng.

Vì thế, khi chẩn đoán, bác sĩ cần phải truy tìm nguyên nhân kém hấp thụ chất gì (mỡ, đường, đạm, xơ...)? Vì lý do gì?... Từ đó mới có thể có phương thức xử lý phù hợp.

Men tiêu hóa và vitamin không hẳn chữa được kém hấp thụ

Trẻ táo bón, ăn nhiều không tăng cân, không phải là kém hấp thụ

Từ nguyên nhân của bệnh táo bón và nguyên nhân của kém hấp thụ, nếu trẻ đi táo bón mà được chẩn đoán là kém hẩp thụ là không đúng. Mà phải hiểu rằng, trẻ không chỉ hấp thụ hết dưỡng chất, mà còn hấp thụ hết cả nước trong thức ăn (hoặc thức ăn chứa nhiều canxi) nên mới bị bón.

Do đó, nếu mẹ quá lo lắng đưa trẻ đi khám, bác sĩ phải chẩn đoán đúng nguyên nhân mới có thể cho đúng thuốc. Chứ không phải vì cứ thấy trẻ “còi”, cho uống men tiêu hóa, men vi sinh với vitamin vào với mục đích để giúp trẻ hấp thụ tốt hơn, không bị táo bón là không đúng.

Trẻ táo bón, ăn nhiều không tăng cân, không phải là kém hấp thụ

Bình thường, khi hấp thụ năng lượng vào người, trẻ cần sử dụng năng lượng đó. Nếu trẻ có sức khỏe bình thường, ăn uống tốt, nhưng vẫn nhỏ người là vì trẻ sử dụng hết năng lượng đó cho việc vận động và phát triển trí não, chứ không phải vì trẻ có vấn đề về hấp thụ. Mẹ nên thấy mừng thay vì thấy lo chứ nhỉ?

Nguồn Để Con Được Ốm BS Nguyễn Trí Đoàn

Đang xem: Nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị kém hấp thụ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger