Cách dạy con phát triển trí não hiệu quả từ phát triển vận động

Cách dạy con phát triển trí não hiệu quả từ phát triển vận động

Cách dạy con phát triển trí não hiệu quả từ phát triển vận động

Không biết từ đâu mà “dân gian thời hiện đại” thường truyền tụng nhau một câu nói rất… dễ gây buồn lòng, rằng “đầu óc ngu si thì tứ chi phát triển”. Thật ra, việc phát triển khả năng sử dụng các phần khác nhau của cơ thể như tay, chân… để thực hiện một hành động nào đó là một phần trí não rất quan trọng trong cách dạy con phát triển trí não hiệu quả

Hoạt động chân tay cũng có tác dụng giúp đầu óc hoạt bát hơn

Một bác sĩ nhi khoa người Pháp có nói: “Muốn biết một ngôi trường có tốt hay không chỉ cần xem số ca chấn thương của học sinh trường đó”. Bạn khoan hiểu nhầm số ca chấn thương ít tức là trường tốt, bởi vì thực ra là ngược lại, ý anh ấy là: “Trường nào có nhiều học sinh bị chấn thương thì trường đó tốt”.

Thực trạng học sinh tiểu học những năm gần đây bị cuốn theo học hành, bắt học bắt ăn, không có thời gian rảnh để vận động cho khỏe khoắn, để rèn luyện cơ thể thì ở Nhật và Pháp đều giống nhau. Vị bác sĩ ấy cho biết, đáng lẽ có chút thời gian thì để cho học sinh được vận động, nếu gãy 1 – 2 cái xương thì cũng là chuyện bình thường. Nhưng có nhiều trường chỉ cuốn học sinh vào mục đích dạy kiến thức, dù bác sĩ có muốn thăm khám cho những trường như vậy thì cũng chịu, vì làm gì có ai bị trầy da, xước chân đâu. Đó là những trường không tốt.

Đây là chuyện ở trường tiểu học, nhưng nó có hai điểm chung sâu sắc với giáo dục trẻ tuổi ấu thơ. Thứ nhất, tại sao mọi người lại quá coi trọng việc dạy kiến thức đến mức đó? Đương nhiên nguyên nhân của điều này cần phải tìm lại trong sự giáo dục ở giai đoạn các em còn ấu thơ. Thứ hai, đứa trẻ nào cũng vậy, nếu bị bắt học quá tải không có nổi thời gian rèn luyện cơ thể, thì kiến thức học được liệu có thể tiếp thu tốt không?

Hoạt động chân tay cũng có tác dụng giúp đầu óc hoạt bát hơn

Về điểm thứ nhất, nếu lấy việc dạy ngoại ngữ mà tôi từ đầu đến giờ đã nói vài lần làm ví dụ, ta sẽ thấy sáng tỏ. Trong thời kỳ khuôn mẫu, khi mà trẻ không hề cảm thấy gánh nặng gì với việc huấn luyện lặp đi lặp lại, nếu ta ghi dấu các đường rãnh một cách chắc chắn thì đến độ tuổi bé đi học ở trường, bé sẽ không khó khăn gì mà vẫn tiếp thu được kiến thức. Các quy tắc ứng xử, luật lệ mang tính xã hội cũng vậy, sẽ được áp dụng trong nhiều trường hợp của cuộc sống xã hội thực tế.

Điểm thứ hai, có đúng là nếu cơ thể hoạt động tích cực thì cũng kích thích chức năng của não bộ hoạt động hay không? Về điều này, một số người quan niệm, vận động nhiều thì máu phải chảy đi phục vụ cơ bắp, không chạy lên đầu nữa, nên bị đần độn đi. Nói đơn giản là vai u thịt bắp thì trí tuệ không phát triển, họ quan niệm cơ bắp với trí tuệ là hai thứ hoàn toàn tách biệt nhau, thậm chí còn nghĩ như thể đó là mối quan hệ hoàn toàn ngược nhau.

Để làm rõ điều này, tôi xin lấy thực nghiệm của một chuyên gia tâm lý học phát triển thể chất để làm dẫn chứng. Bác sĩ ấy đã tiến hành điều tra Kuraepelin trong một khoảng thời gian nhất định, để điều tra thao tác tinh thần của các em mẫu giáo. Và thấy trong mùa hội thao, tốc độ của các tác nghiệp đó thay đổi theo chiều tăng lên rất rõ rệt. Anh giải thích, vận động của các em có tác dụng làm hoạt hóa hoạt động thần kinh và phản ứng nhạy bén trong trung khu đại não. Điều đó chứng tỏ vận động linh hoạt cũng là làm linh hoạt chức năng của não. Ngay trong việc vận động của cùng một cơ thể, gần đây mọi người rất chú ý đến vận động của tay, chân, đặc biệt là của đầu ngón tay. Huấn luyện đầu ngón tay sẽ mang lại những kích thích tốt cho các tế bào não. Đó là lý do vì sao những đứa trẻ được học violon hoặc piano từ sớm thường thông minh hơn.

Hoạt động chân tay cũng có tác dụng giúp đầu óc hoạt bát hơn

Mối liên quan giữa vận động và phát triển bộ não

Việc con người có được trí tuệ cao độ, trở thành linh trưởng của vạn vật cũng bởi vì có thể đứng lên bằng hai chân và tự do sử dụng hai tay. Nói cách khác, nhờ việc giải phóng sức lao động của đôi tay, mà con người có thể thực hiện những thao tác phức tạp mà loài động vật khác không làm được. Tay chân phát triển, đồng thời nhờ đó bộ não cũng phát triển một cách vượt bậc. Khi nghiên cứu diện tích đại não chi phối các phần của cơ thể người, người ta thấy diện tích của phần điều khiển chuyển động cơ mặt và tay rộng hơn so với các phần khác. Điều đó giúp ta nhận ra mối liên quan giữa vận động ngón tay và phát triển bộ não. Khi quan sát chuyển động ngón tay của em bé sơ sinh, ta sẽ thấy ban đầu chỉ có thể làm được các động tác là cầm nắm ngón tay của mẹ, nhưng dần dần cầm được thìa, đũa, cài được cúc áo, buộc được dây. Và ta cũng thấy cùng với sự tiến bộ đó của ngón tay, hoạt động của bộ não cũng trở nên linh hoạt hơn mỗi ngày. 

Mối liên quan giữa vận động và phát triển bộ não

Ví dụ, nếu dùng lời nói để giải thích việc buộc sợi dây thì có thể dùng mấy chục từ, mấy trăm từ cũng không giải thích được và chắc chắn là không thể truyền tải chính xác. Nhưng nhìn theo bắt chước thì
chỉ sau vài lần làm sai, đường rãnh của tế bào não sẽ hình thành và làm được. Về tầm quan trọng trong vận động ngón tay của trẻ nhỏ, đã có nhiều học giả khuyên nên áp dụng trò chơi gấp giấy hay đan dây chun để thúc đẩy phát triển bộ não của trẻ ấu thơ. Để làm được thao tác phức tạp đòi hỏi sự tập trung cao độ, không lơ đễnh bỏ sót bước nào. Do đó, các bài tập phức tạp để luyện ngón tay sẽ đóng vai trò rèn khả năng chịu đựng, khả năng tập trung của trẻ em. Không chỉ vận động của ngón tay, mà như vận động toàn thân ta thấy ở điều tra Kuraepelin vừa đề cập, quả thật một khối óc khỏe mạnh chỉ có thể nằm trong chính một cơ thể khỏe mạnh.

Ba mẹ nên kết hợp các trò chơi vận động tay chân và cách dạy con phát triển trí não trong đồ chơi thông minh để giúp bé phát triển toàn diện.

Đang xem: Cách dạy con phát triển trí não hiệu quả từ phát triển vận động

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger