Cẩm nang nuôi dạy con đúng cách dành cho cha mẹ trẻ

Cẩm nang nuôi dạy con đúng cách dành cho cha mẹ trẻ

Cẩm nang nuôi dạy con đúng cách dành cho cha mẹ trẻ

Đối với trẻ em, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy cuối cùng và cũng là giáo viên mầm non tốt nhất. Chính vì vậy, quan niệm cũng như phương pháp giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ. Để giúp các bậc ba mẹ có thể nắm bắt một cách nhanh chóng những phương pháp và quan niệm giáo dục đúng đắn kể trên, mình đã dành thời gian tổng hợp nên bộ cẩm nang nuôi dạy con đúng cách dành cho cha mẹ trẻ sau đây.

Không chỉ la mắng trẻ, bố mẹ hãy cùng con xin lỗi

Ở nhà hàng hoặc trường học, cũng có lúc trẻ gây phiền phức cho bạn bè hoặc những người xung quanh. Những lúc như vậy, không nên chỉ la mắng mà bố mẹ hãy cùng trẻ đến xin lỗi những người đã bị trẻ làm phiền. Khi ấy, hãy chủ động vui vẻ nói với con rằng: “Đã xảy ra chuyện như vậy rồi, rắc rối nhỉ. Bây giờ chúng ta cùng đi xin lỗi người ta nhé” và nhanh chóng dẫn bé cùng đi. Không nên nói những lời như: “Con đã bôi tro trát trấu lên mặt bố mẹ rồi đấy”, “Bố mẹ thật sự rất xấu hổ vì con”... Cần phải làm sao để trẻ ý thức được rằng những điều con đã làm là sai nên phải xin lỗi. Bố mẹ nên “làm gương” cho trẻ thấy cách bố mẹ xin lỗi như thế nào. 

Không chỉ la mắng trẻ, bố mẹ hãy cùng con xin lỗi

Tôi nghĩ rằng cũng không nên nói với trẻ: “Con hãy xin lỗi đàng hoàng về những điều mà con đã làm”. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bố mẹ chỉ cần cho trẻ thấy hành động cúi đầu của mình khi xin lỗi. Tôi tin rằng hành động “làm gương” như thế sẽ có hiệu quả hơn lời nói và nó dễ hiểu hơn. Khi thấy điều đó, chắc chắn trẻ cũng sẽ cúi đầu xin lỗi. Dẫu có là đứa trẻ bướng bỉnh, cứng đầu thế nào đi chăng nữa, nhưng chắc chắn trong lòng chúng vẫn rất thương yêu bố mẹ. Việc bố mẹ xin lỗi người khác vì mình làm sai sẽ khiến trẻ cảm thấy rất buồn và đau lòng. 

Hơn nữa, khi trẻ hiểu rằng nguyên nhân của điều đó là do bản thân mình thì bé sẽ rất hối hận. Hầu hết những đứa trẻ đều phản xạ như vậy. Sau khi trẻ đã nhận ra và nói xin lỗi, không nên nhắc đi nhắc lại, kéo dài chuyên đó ra thêm nữa. Không nói những lời như “Con không được tái phạm nghe không” mà hãy nói “Mọi chuyện đã qua. Con đã hiểu là tốt rồi”. 

Không nên “đào sâu” khi la mắng trẻ

Đừng mắng trẻ quá lâu và nhắc đi nhắc lại điều trẻ làm sai. Nếu những lời la mắng không giúp trẻ tự mình nhận ra và sửa lỗi thì đến một lúc nào đó, trẻ có thể trở nên chai lì, không bộc lộ cảm xúc nữa.
Ví dụ, khi trẻ nói dối sẽ bị bố mẹ la mắng, nhưng ngược lại, từ những gì trẻ chứng kiến đã khiến cho trẻ nghĩ rằng những người lớn cũng đang nói dối. Để tránh ảnh hưởng xấu đến trẻ, các bậc cha mẹ phải nhìn lại cách ứng xử của mình trong cuộc sống hàng ngày.

Không nên “đào sâu” khi la mắng trẻ

Cha mẹ đừng nên trách mắng nặng nề khi phát hiện ra con nói dối, nhưng cũng không được cho qua chuyện đó. Tốt nhất là nên nói với trẻ một cách chân thành, cởi mở và nhẹ nhàng: “Bố (mẹ) biết con đang nói dối đấy nhé”. Nếu bố mẹ hiểu được trẻ đang nói dối sẽ khiến trẻ không nghĩ rằng mình đang lừa bố mẹ. Chính vì vậy, nếu bạn biết rằng con đang nói dối thì hãy nói ra điều đó. Dẫu cho bạn có bỏ qua, dẫu cho bạn không mắng trẻ thì đó không phải là điều quan trọng nhất, mà điều cần làm là phải nói cho con biết rằng bạn đã biết con đang nói dối. Khi bạn nói với trẻ rằng: “Không được nói dối như vậy nữa” mà trẻ nói là: “Con không nói dối, đó là sự thật”, “Không phải như bố/mẹ nghĩ đâu”... thì bạn cũng không nên bác bỏ những lời nói đó của trẻ mà hãy lắng nghe và tỏ ra tin tưởng con. Dẫu bạn có la mắng trẻ như thế nào đi nữa thì cũng chỉ làm trẻ thất vọng và tổn thương mà thôi, cho nên không cần mắng nhiều, chỉ cần nói ngắn gọn một câu “Bố (mẹ) biết con đang nói dối đấy nhé” là đủ. Những đứa trẻ bị tổn thương, sau này sẽ thế nào ư? Tôi nghĩ rằng trẻ sẽ không chỉ nói dối lần thứ hai mà sẽ tìm cách nói dối giỏi hơn để không bị phát hiện. Thực tế đã có nhiều trường hợp như vậy. Do đó, bố mẹ phải kìm chế cảm xúc của bản thân khi la mắng trẻ. 

Cha mẹ phải kiềm chế để không “cả giận mất khôn”

Có rất nhiều ông bố, bà mẹ thấy hối hận và nhắc mình “cần xem xét lại bản thân” vì trong lúc nóng giận, do không kìm chế được nên đã nói với con những điều không nên nói. Mặc dù cha mẹ hiểu rằng mắng chửi thậm tệ khiến trẻ bị tổn thương là điều không tốt, nhưng có lẽ cứ mỗi lần nóng giận lại không kìm chế được.
 

Cha mẹ phải kiềm chế để không “cả giận mất khôn”

 

Đang xem: Cẩm nang nuôi dạy con đúng cách dành cho cha mẹ trẻ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger