Kỹ năng tự chăm sóc bản thân cơ bản mà người lớn nên dạy cho trẻ

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân cơ bản mà người lớn nên dạy cho trẻ

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân cơ bản mà người lớn nên dạy cho trẻ 

Nuôi dạy trẻ thành công không dừng lại ở việc quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng hay những cách chăm sóc con mà còn cần dạy cho con những kỹ năng sống cần thiết để tự chăm sóc bản thân, tự lập, tự sinh tồn. Những kỹ năng tự chăm sóc bản thân khoa học sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt và biết tự bảo vệ sức khỏe toàn diện cho việc học tập, vui chơi. Dưới đây là một số kỹ năng sống tự chăm sóc bản thân cơ bản mà người lớn nên dạy cho trẻ trong giai đoạn mầm non. Ba mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

Kĩ năng tự chăm sóc bản thân cần thiết như thế nào với trẻ?

Kĩ năng tự chăm sóc bản thân là một kĩ năng quan trọng để bé trở thành một đứa trẻ độc lập. Trẻ cần nghiêm túc học kĩ năng này để có thể xây dựng lòng tự tin và hiểu ý nghĩa của “trách nhiệm” và “thất bại”. Từ khi còn rất nhỏ, hãy khuyến khích các con thử tự làm cho mình một điều gì đó, để con biết rằng sẽ ổn nếu con mắc sai lầm. Giống như khi tập đi, con sẽ ngã nhiều lần trước khi đi vững, con cũng phải thất bại rất nhiều trước khi có thể tự ăn, tự mặc đồ...

Những kĩ năng này trẻ không tự nhiên mà có, các con cần được cha mẹ chỉ bảo và khích lệ. Dưới đây là bảng danh sách gợi ý những kĩ năng tự chăm sóc bản thân theo độ tuổi, bạn hãy dựa
vào bảng này để hỗ trợ luyện tập các kĩ năng cho con mình. Nên nhớ, sự phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau, vì vậy hãy nhìn vào con, quan sát tính cách và sự phát triển của con để xem con có thể làm được điều gì trước.

Kĩ năng tự chăm sóc bản thân cần thiết như thế nào với trẻ?


1 - 2 tuổi:  

•    Uống nước từ cốc nhỏ
•    Tự ăn
•    Tựngổi vào ghế
•    Tự chọn đó chơi và tự chơi
•    Cởi giấy, tất và mũ    
•    Rửa mặt
•    Bỏ rác vào thùng, bỏ đó bẩn vào chậu giặt
•    Cất giầy, dép, quần áo vào nơi quy định

2 - 3 tuổi:    

•    Lau bàn khi làm đổ nước. Lau nhà
•    Cất đồ chơi
•    Đi giầy (không buộc dây), đi tất
•    Cởi quần, áo. Mặc quần, áo (còn cần trợ giúp)
•    Đánh răng
•    Rửa tay
•    Chải đầu
•    Chuẩn bị và chọn đồ đi học, đi chơi, tự đeo ba lô
•    Tự đi lên xuống cầu thang
•    Vặn nắp lọ, vặn vòi nước
•    Giúp bố mẹ việc nhà: Dọn/cất bát đĩa (bằng nhựa) trước/sau khi ăn, nhặt rau, tưới cây, gấp quần áo
•    Các kĩ năng 1 - 2 tuổi cộng lại

3 - 4 tuổi:  

•    Tự mặc đồ, có thể vẫn cần chút sự trợ giúp với những loại đồ cài khuy
•    Tự tắm (có sự giám sát của người lớn)
•    Phân loại đồ giặt, phân loại tất, gấp quần áo
•    Thu gọn giường
•    Tham gia nấu ăn cùng mẹ (đo lường làm bánh, đánh trứng, vo gạo, xếp nhân pizza...)
•    Đổ nước từ ly bình vào cốc và ngược lại
•    Tự chuẩn bị một bữa ăn cho bản thân (từ những đồ ăn có sẵn)
•    Hoàn thiện kĩ năng tự đi vệ sinh, biết giật nước...
•    Tham gia vào việc nhà như một thành viên có trách nhiệm...
•    Tất cả các kĩ năng 1 - 3 tuổi

4 -  5 tuổi

•    Tự gội đầu
•    Tham gia tốt hơn vào việc nấu ăn: có thể dùng dao (an toàn) để cắt, thái một số thức ăn
•    Tự gọi điện thoại, tự đi đến một số địa chỉ
•    Sử dụng máy giặt
•    Tất cả các kĩ năng 1 - 4 tuổi

5 -  6 tuổi:    

•    Tự mặc đó mà không cần bất kì trợ giúp nào.
•    Tắm độc lập
•    Mặc đồ phù hợp với thời tiết
•    Buộc dây giầy
•    Rửa bát
•    Dùng lò vi sóng (có sự giám sát)
•    Tham gia nhiều hơn vào việc nấu ăn
•    Tim hiểu về trường hợp khẩn cấp, cách gọi cấp cứu
•    Tất cả các kĩ năng 1 - 5 tuổi

Dạy con kĩ năng tự chăm sóc bản thân ra sao?

Khi bạn làm bất cứ việc gì trước mặt trẻ cũng nên cho con biết lý do và cách thực hiện nó. Ví dụ, khi bạn đánh răng, hãy cho con xem và nói: “Thức ăn làm răng bẩn, mẹ đánh răng cho răng sạch sẽ... Đánh hết những cái bẩn đi rồi này, không đánh răng là răng bị con sâu bẩn nó cắn đấy, đau lắm, không ăn, không ngủ được đâu.”... Sau đó, bạn hãy cùng đánh răng với con... Việc giải thích được lý do của hành động quan trọng hơn kết quả của hành động ấy.

Dạy con kĩ năng tự chăm sóc bản thân ra sao?

Trước khi có thể tự thực hành kĩ năng, trẻ cần trải qua quá trình “cùng hành động” với cha mẹ. Cùng dọn đồ chơi, cùng dọn bàn ăn, cùng rửa tay, cùng nhặt rau... Cho trẻ cơ hội được cùng tham gia với cha mẹ và khích lệ tinh thần hợp tác của bé bằng những từ ngữ tích cực, tránh sửa sai cho con bằng từ ngữ phủ định ví dụ: “Không phải, thế này sai rồi, không đúng, phải thế này cơ...”

Không phải lúc nào cũng có đủ thời gian để đợi con tự làm việc. Trong những trường hợp eo hẹp thời gian, bạn hãy giải thích lý do, ví dụ: “Hôm nay mình muộn học rồi nên mẹ giúp con mặc đồ, con tự chọn giày và tự đi nhé, không thì đến lớp hết giờ ăn sáng mất”.

Trẻ nhỏ rất thích bắt chước những hành động của người lớn nên bạn hãy tạo cơ hội để trẻ làm những việc này khi trẻ muốn cho dù có thể sau đó sẽ là một bãi chiến trường cần dọn dẹp. Ví dụ khi bé thấy bô rót nước uống, bé cũng muốn được làm như thế, đừng vì sợ con làm đổ nước lên sàn, lên người mà không cho con làm hoặc kiên quyết làm hộ con. Điều đó vừa khiến bé cảm thấy ức chế vì mong muốn của mình không được cha mẹ thấu hiểu và sau này còn khiến bé tự ti và không muốn thử sức váo bất cứ việc gì vì bị định hình suy nghĩ: “Con không thể làm được” hoặc: “Con làm chắc chắn sẽ hỏng việc”. Thử -> sai -> làm lại là con đường của tri thức. Đúng là khá khó khăn để cân bằng giữa việc để bé tự học cách chăm sóc bản thân và giải quyết vô số rắc rối đi kèm nhưng khi chúng ta thực sự đặt lòng tin vào các con thì kết quả sẽ đáng kinh ngạc. Vì vậy, thay vì sợ ướt, sợ bẩn, sợ nguy hiểm, sợ dọn dẹp nên ngăn cản con thì hãy động viên con rẳng “Con có thể”. Khi bé hoàn thành việc nào đó hãy áp dụng quy tắc khen thưởng.

Kĩ năng tự chăm sóc bản thân cần thiết như thế nào với trẻ?

Chơi độc lập được coi là kĩ năng tự chăm sóc bản thân quan trọng mà bạn cần phải hướng dẫn cho bé. Trong các kĩ năng chăm sóc bản thân thì kĩ năng tự mặc quần áo là khó và phức tạp nhất.
Trẻ sẽ học cởi đồ trước khi mặc đồ, vì vậy với các loại khóa dán, khóa kéo, cúc bấm hãy cho bé thực hành thành thục việc cởi chúng.

Tập đi giày là dễ học nhất. Cho trẻ 12 -18 tháng thực hành đầu tiên, sử dụng các loại giày có quai dán hoặc cho bé tập đi ủng, các loại dép. Sau khi thành thục với quai dán, hãy cho bé thử luyện tập với khóa bấm sau đó mới đến buộc dây giày.

Trước khi tập mặc váy/quần cho bé, hãy để bé giúp đỡ mẹ khi mẹ mặc những đồ đó cho con. Ví dụ khi con đã cho chân được vào ống quần mẹ hãy nhờ con giúp kéo quần lên. Ban đầu hãy chọn các loại quần có thắt lưng và ống quần tương phản nhau để trẻ có thể phân biệt được đâu là chỗ cần cho chân vào. Trẻ có xu hướng cho hai chân cả vào một ống quần vì thế hãy tập cho bé mặc váy và kéo lên thành thục trước, sau đó tập mặc bỉm -> quần đùi -> quần dài. Sử dụng các loại quần ống rộng để bé cho chân vào dễ hơn. Ban đầu mặc quần sai có thể khiến bé bực bội, hãy đợi xem con có thể tự cởi ra được không, khi nào bé cầu cứu mẹ thì bạn hãy ra giúp bé đồng thời hướng dẫn bé cách mặc quần đúng.

Dạy con kĩ năng tự chăm sóc bản thân ra sao?

Đến trên 2 tuổi bé mới bắt đầu có khả năng tự mặc được áo. Chủ yếu là áo chui đầu. Hãy chọn chiếc áo rộng, ban đầu hãy trải chiếc áo ra sàn, chỉ cho bé cách chui đầu vào từ dưới lên trên, hoặc tung áo ra để bé có đà chui đầu vào, sau đó giữ thẳng tay áo để bé có thể chui tay vào dễ dàng, chiếc áo càng rộng thì bé xoay xở cánh tay càng dễ để có thể chui vào tay áo. Khi bé thuần thục với áo rộng, cho bé thực hành với áo vừa người.

Các loại cúc bấm, kéo khóa, nhất là cài khuy là rất khó đối với bé. Vì thế mẹ có thể sử dụng các loại mô hình để cho bé thực hành trước, giống như một kiểu vừa học vừa chơi.

Đang xem: Kỹ năng tự chăm sóc bản thân cơ bản mà người lớn nên dạy cho trẻ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger