Làm thế nào để giúp gây dựng lòng tự trọng của trẻ?

Làm thế nào để giúp gây dựng lòng tự trọng của trẻ?

Làm thế nào để giúp gây dựng lòng tự trọng của trẻ?

Chúng tôi tin rằng bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng có thể giúp con cái xây dựng và bồi đắp lòng tự trọng của trẻ nếu họ biết cách. Bạn cũng thế, dù con bạn đã 15-17 tuổi và từ hồi nào đến giờ chưa từng tin tưởng bản thân mình. Dù bạn xuất phát từ điểm nào thì chúng ta vẫn có thể tạo ra sự khác biệt nếu bắt đầu ngay từ bây giờ. Không bao giờ là quá muộn cho một sự thay đổi, đó phải là phương châm của chúng ta – những người làm cha làm mẹ.

1. Giao tiếp với con bạn bằng tình yêu thương vô điều kiện

Chúng ta hãy học cách chuyển tải tình yêu thương, hãy nói theo CÁCH CỦA TRẺ. Có năm cách giúp bạn làm được điều ấy. Đó là: khen ngợi, thường xuyên dùng những lời lẽ yêu thương trìu mến, vuốt ve âu yếm, dành thời gian ở bên con và cuối cùng là trao đổi với con về những đề tài trong cuộc sống một cách bình đẳng.

  • Khen ngợi
  • Dùng lời lẽ yêu thương trìu mến
  • Vuốt ve âu yếm
  • Dành thời gian ở bên con cái
  • Trao đổi bình đẳng với con cái về những chủ đề có ý nghĩa

1. Giao tiếp với con bạn bằng tình yêu thương vô điều kiện

2. Tạo cơ hội cho con cái chia sẻ thành tích

Một trong những cách tốt nhất để giúp con cái trở nên tự tin là tạo cơ hội cho chúng thông báo và chia sẻ thành tích của mình. Có một cách khá hay để làm việc này là tổ chức những buổi sinh hoạt gia đình để cha mẹ và con cái thay phiên nhau nói về một việc làm tốt khiến họ cảm thấy tự hào. Đây cũng là dịp để những thành viên khác trong gia đình công nhận thành tích của nhau.

Việc làm này cũng là để dạy cho con cái chúng ta cảm giác tự hào về bản thân thông qua những việc tốt và thành tích của mình. Bạn đừng lo là việc làm này sẽ khiến con cái trở nên tự kiêu tự đại. Sự chia sẻ này thực chất là để giúp trẻ phát triển sự tự tin, nghệ thuật chia sẻ niềm vui, cũng như cách thức công nhận kết quả của người khác mà thôi.

3. Phong tặng con những danh hiệu tích cực

Trong khi nhiều bậc phụ huynh có thói quen gán những “nhãn dán tiêu cực” cho con cái như “Con hay quên quá”, “Con thật vô trách nhiệm” hay “Đồ ngu như bò”, thì những người thành công trong nuôi dạy con lại làm điều ngược lại. Họ bao giờ cũng tìm cơ hội dán những cái “nhãn tích cực” cho con cái, nhờ đó giúp chúng tự hình thành và vun đắp hình ảnh tích cực về bản thân.

Ví dụ, thấy con chăm chú học bài, bạn có thể nói “Con chuẩn bị cho kỳ kiểm tra đấy à? Đúng là có tinh thần kỷ luật và biết lo xa”. Chỉ một cú hích nhẹ nhưng con bạn sẽ bắt đầu hình dung mình là một người kỷ luật và biết lo xa. Phong tặng cho con cái những DANH HIỆU TÍCH CỰC là phương pháp đúng đắn vì con cái chúng ta sẽ làm hết sức để xứng với những danh hiệu đó.

Phong tặng con những danh hiệu tích cực

4. Viết những lời cảm ơn

Một cách khác để bày tỏ tình yêu thương và sự ngợi khen là viết cho con bạn những lời cảm ơn. Thật sự, bạn có thể tạo ra một văn hóa trong gia đình: các thành viên thường xuyên viết cho nhau những lời cảm ơn và động viên chân thành. 

Bằng cách dạy cho con cái cách viết lời cảm ơn cho những người xung quanh (thầy cô, bạn bè, ông bà và ĐÚNG THẾ, cả chị người làm nữa), bạn đang dạy cho chúng cách bày tỏ lòng biết ơn đối với người khác.

5. Viết nhật ký thành công

Bạn hãy nêu gương trước bằng cách viết nhật ký ghi lại cảm nhận về những thành công của cá nhân mình. Từ tấm gương của bạn, các thành viên khác trong gia đình có thể làm theo và cùng chia sẻ với nhau thường xuyên – vào bữa trưa Chủ Nhật chẳng hạn. Trong thời đại Internet này, bạn và con cũng có thể viết blog thay cho quyển nhật ký.

6. Chuyển hóa sự thất bại và từ chối

Rõ ràng, chúng ta không thể bảo vệ con cái mình khỏi những thất bại, khó khăn, sự sỉ nhục và chỉ trích mà chúng sớm muộn gì cũng sẽ trải qua trong cuộc sống. Nhưng điều mà chúng ta có thể làm được là giúp con cái có cách suy nghĩ đúng đắn, nuôi dưỡng cảm nhận tích cực về bản thân và có cách nghĩ mang tính xây dựng khi phải hứng chịu những thất bại, khó khăn. Thật vậy, ta không thể loại bỏ mọi thất bại trên đường đời, nhưng ta lại có thể chuyển hóa chúng thành cơ hội học hỏi để giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. 

Chuyển hóa sự thất bại và từ chối

7. Nhắc nhở con cái rằng chúng có khả năng lựa chọn và thay đổi

Nhiều đứa trẻ thiếu đi lòng tự trọng của trẻ vì chúng cảm thấy mình không thể hoặc ít có khả năng làm chủ cuộc đời mình. Nhiều đứa trẻ cho rằng chính ông thầy dạy dở, môn học khó hay sự lười biếng của chúng là những chướng ngại vật không thể gạt bỏ trên con đường vươn tới thành công.

Hãy thường xuyên nhắc nhở con cái rằng chúng có khả năng lựa chọn. Cho dù thầy giáo có dạy dở hay bạn bè không tốt như thế nào thì cuối cùng chúng vẫn còn đó sự lựa chọn cách phản ứng lại với những thử thách xung quanh mình. Hãy biến khái niệm mà bạn đã học ở chương trước “Để mọi việc thay đổi, chúng phải thay đổi trước” thành phương châm của chính bạn và con bạn. Hãy dạy chúng sức mạnh của tinh thần dám CHỊU TRÁCH NHIỆM về tất cả những việc xảy ra trong đời mình.

Khi đứa trẻ cảm thấy chúng có thể kiểm soát những gì xảy ra cho mình và có khả năng thay đổi những điều đó, chúng khắc có ý thức về giá trị của mình và trở nên tự tin hơn.

Nhắc nhở con cái rằng chúng có khả năng lựa chọn và thay đổi

8. Chúc mừng thành công của con cái

Khi con cái chúng ta làm được một việc gì đó như đạt điểm 10 trong kỳ thi, thắng một trận thể thao hay được bầu làm lớp trưởng, hãy nhiệt tình chúc mừng những thành tích ấy. Hãy biến thắng lợi của chúng thành “thắng lợi của gia đình” để chúng có cảm giác mình là một phần của gia đình. Ăn mừng không có nghĩa là bạn phải mua những món quà đắt tiền, có thể là những món đồ chơi trẻ em , hay bạn có thể làm một bữa ăn ngon đơn giản để cả nhà cùng vui với thành công của con cái.

Đang xem: Làm thế nào để giúp gây dựng lòng tự trọng của trẻ?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger