Mẹ nên học cách đọc tín hiệu từ tiếng khóc của con thế nào?

Mẹ nên học cách đọc tín hiệu từ tiếng khóc của con thế nào?

Mẹ nên học cách đọc tín hiệu từ tiếng khóc của con thế nào?

Khóc là cách để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình khi trẻ chưa biết nói. Sở dĩ nói như vậy là vì tiếng khóc của trẻ, đặc biệt là khi trẻ quấy khóc bất thường thể hiện được trẻ đang đói, đang buồn ngủ, đang khát hay đang bị đau ốm và các cảm xúc khác. Thế nhưng để đoán ý trẻ qua tiếng khóc của con thì không phải bố mẹ nào cũng biết.

Mẹ nên học cách đọc tín hiệu của con

Sau khi đã biết về nếp sinh hoạt EASY, bạn cần phải học cách “đọc vị” tiếng khóc của con. Khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên và duy nhất của trẻ sơ sinh cho đến 9 tháng tuổi và mỗi nhu cầu của con lại có một hình thức khóc khác nhau. Ngoài tiếng khóc, chúng ta cần phải xem những biểu hiện của con để biết bé thực sự cần gì.

Trước đây, khi mới sinh bé Sâu, tôi rất hoang mang mỗi lần con khóc, nhất là lúc bé ngủ ngày, cày đêm thì tôi không thể phân biệt được con khóc vì đói, hay vì khó chịu, hay vì buồn ngủ. Tháng đầu tiên tôi khủng hoảng vì vụ khóc lóc của con. Thế là tôi quyết tâm lên mạng để tìm hiểu.

Đọc hiểu tiếng khóc của con nói riêng và tín hiệu của con nói chung thật sự rất cần thiết cho các mẹ cho bú trực tiếp, nhất là các mẹ cho con bú theo nhu càu chứ không theo lịch đã lập sẵn. Để biết mình có thực sự hiểu tiếng khóc của con hay không, các mẹ có thể tra trên mạng với từ khóa “baby cues” hoặc “tiếng khóc của bé”, bạn hãy đọc cả phần diễn giải và xem cả các clip hướng dẫn trên Youtube để hiểu thật rõ.

Cách hiểu tiếng khóc của con

Cách hiểu tiếng khóc của con

“Con đói!”: Tiếng khóc lặp đi, lặp lại, to và càng lúc càng to nếu chưa được đáp ứng. Thậm chí, tiếng khóc nghe còn có vẻ hoang dại. Ngoài ra, biểu hiện nữa là tay bé quơ cào khắp nơi, với bé lớn hơn thì cho tay vào miệng mút mạnh, nghe rõ mồn một tiếng chùn chụt. Đầu bé sẽ quay bên nọ, bên kia để tìm vú mẹ, nếu đưa một ngón tay cái của mẹ vào gần mồm bé, bé há ra và mút hoặc nếu bố/bà bê bé, bé rúc vào vú thì chứng tỏ bé đang đói. Nếu bé đang ngủ cũng có thể kiểm tra như vậy.

“Con có khí trong bụng, con muốn ợ hơi”: Tiếng khóc thường xuất hiện ngay sau khi ăn xong, nghe chói tai (ở tông giọng cao), cường độ cao. Dấu hiệu khác: Đàu gối co lên đến ngực, ưỡn lưng.

Cách hiểu tiếng khóc của con

“Con bị kích thích quá” - “Con muốn dừng chơi” - “Thế này là quá sức với con”: Tiếng khóc nghe tương phản nhau, có thể là những tiếng cười và những tiếng càu nhàu thay phiên nhau. Càng lúc cường độ càng cao hơn. Dấu hiệu khác: Bé sẽ quay đầu khỏi âm thanh hoặc ánh sáng quá kích ứng so với bé.

“Con mệt và muốn đi ngủ”: Tiếng khóc nghe giống như bé đang cáu kỉnh, âm thanh không cao, dừng rồi lại tiếp tục rồi lại dừng. Mẹ có thể dỗ dành bé hết khóc, nhưng sau đó bé lại tiếp tục khóc nếu chưa ngủ được.

Dấu hiệu trước khi bé khóc vì buồn ngủ: Dụi mắt, lờ đờ, ngáp, không muốn chơi, mút tay. Đúng với các bé dưới 3 tháng, sau 3 tháng nên căn theo thời gian thức (Waketime ) thì chính xác hơn.

“Con bị đau bụng”: Tiếng khóc to, đều đều và có thể kéo dài hàng giờ liền mỗi ngày. Dấu hiệu khác: Đau bụng thường xuất hiện vào cùng một thời điểm trong các ngày khác nhau, thường là chiều muộn hoặc tối. Nếu bé bị đau bụng thì bụng bé dường như to hơn, gõ vào hơi bộp bộp, bé có thể co duỗi chân liên tục và đánh rắm khi khóc.

“Con thấỵ chán, con muốn được mẹ quan tâm”: Tiếng khóc nghe giống như là một tiếng hét hơn.

Cách hiểu tiếng khóc của con

“Con muốn mút mát”: Tiếng khóc nhỏ, kiểu rên rỉ, bé mút môi hoặc mút tay chùn chụt. Đây là kiểu tiếng khóc dễ bị nhằm lẫn với việc bé đói nhất. Và nếu mẹ cho bé ngậm ti thì bé hết khóc ngay nhưng khi sữa xuống là bé lại nhả ra, rồi lại đòi mút tiếp và khi sữa xuống lại nhả ra. Bởi vì đơn giản là bé chỉ đòi mút để chìm vào giấc ngủ hay chuyển giấc chứ không phải vì bé đói. Cách tốt nhất để bé có thể vừa được thỏa mãn nhu càu mút trấn an, vừa không bị ăn vặt đó là mẹ cho bé mút ti giả, hoặc ngón tay út đã được rửa sạch của mẹ.
 

Đang xem: Mẹ nên học cách đọc tín hiệu từ tiếng khóc của con thế nào?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger