Béo phì ở trẻ em: Cách chăm sóc mà bố mẹ nên biết

Béo phì ở trẻ em: Cách chăm sóc mà bố mẹ nên biết

Hiện nay, béo phì là rối loạn dinh dưỡng phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Theo khảo sát của Hiệp hội Sức khỏe và Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em đang tăng lên ở mọi nhóm tuổi. Hơn 90% trẻ béo phì với nguyên nhân do lối sống, môi trường bên ngoài tác động, ít hơn 10% liên quan đến vấn đề gen hoặc hocmon. Đồng thời đây là một đại dịch ở trẻ em, làm tăng nguy cơ các bệnh lý về tim mạch, gan, thận, đề kháng insulin, rối loạn chuyển hóa, … ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vấn đề béo phì ở trẻ em rất cần được quan tâm hiện nay, đặc biệt lối sống công nghiệp ngày càng phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Béo phì ở trẻ em

  • Trẻ dư cân thì khi bệnh nặng sẽ khó chữa hơn trẻ vừa đủ cân.
  • Béo phì ở trẻ em sẽ có nguy cơ: cao huyết áp, du mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ...
  • Nhiều trẻ nhìn ngoài tưởng ốm nhưng thực sự đã dư, nhiều bé dư đến nỗi vùng cổ, nách sạm đen luôn.
  • Cân đo tính toán mới biết trẻ dư, thiếu hay đủ cân chứ nhìn dáng thì phụ huynh thường cho là thiếu - trên mạng thường có phần mềm gõ cân nặng, chiều cao và ngày tháng năm sinh sẽ suy ra BMI (chỉ số khối cơ thể).

Chỉnh dư cân nhiều khi phải cần đến chuyên gia dinh dưỡng - nên chỉnh sớm vì càng lớn càng khó chỉnh, nhiều khi trẻ mặc cảm về vóc dáng nhưng không thể tự chỉnh.

Trẻ béo phì

Đo như thế nào?

Đầu tiên so bảng chiều cao cân nặng, dài đủ, cân đủ thì khỏi BMI, nếu dư cân mà cao đủ là dư cân, nếu vừa dư cân vừa cao luôn thì tính BMI, khi dư cân thì tính BMI coi dư mức độ béo phì chưa.

Đo như thế nào?

Chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt:

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn thỉ bình tĩnh bú tiếp theo nhu cầu.
  • Trẻ dưới 2 tuổi thì cũng tiếp tục bú mẹ, không ăn thức ăn ngọt (bánh kẹo, nước ngọt...) hạn chế ti vi, sữa từ 500 đến 750ml/ngày tùy tuổi, hạn chế bú đêm, ãn vừa đủ 4 nhóm thức ăn, không ăn nhiều tinh bột.
  • Trẻ hơn 2 tuổi: Nếu dư cân mà không cao huyết áp, không rối loạn mỡ máu, không có gan nhiễm mỡ, không sạm da thì giảm tốc tăng cân, không cần giảm cân gấp. Nếu có cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, có gan nhiễm mỡ, có sạm da thì giữ cân nặng không tăng. 

Tính toán chế độ ăn vừa đủ và vận động:

Tính toán chế độ ăn vừa đủ và vận động:

  • Không ăn vặt, không ăn sau 8 giờ tối, không nước ngọt, không ăn thức ăn nhanh.
  • Ăn bù rau trong mỗi bữa ăn chính.
  • Hạn chế xem ti vi và không ngồi nhiều.
  • Cả nhà cùng tập vận động cho bé có thói quen vận động.
  • Duy trì lượng sữa 500ml/ngày không đường, ít béo.

Tới mức béo phì ở trẻ em thì nên khám dinh dưỡng rồi điều chỉnh để giảm cân. Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng vì mỗi bé mỗi khác, cần kiên trì, chỉnh càng sớm càng tốt.
 

Đang xem: Béo phì ở trẻ em: Cách chăm sóc mà bố mẹ nên biết

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger