Cách khen ngợi trẻ sao cho đúng cách và hiệu quả?

Cách khen ngợi trẻ sao cho đúng cách và hiệu quả?

 Cách khen ngợi trẻ sao cho đúng cách và hiệu quả?

Khen ngợi con là điều nên làm, tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng lời khen hợp lý, bạn có thể khiến cho bé trở nên tự cao tự đại, huyễn hoặc về bản thân. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ về sau. Vậy khen ngợi trẻ sao cho đúng cách và hiệu quả?

Khen ngợi” là cách phụ huynh tự thỏa mãn lòng yêu bản thân

Cho đến thời điểm hiện tại, tôi đã có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị lâm sàng đối với các bệnh về tinh thần cho trẻ em, thiếu niên và thanh niên. Tôi cảm nhận rằng dường như người Nhật yêu thương chính bản thân họ nhiều hơn. Yêu thương bản thân cũng rất quan trọng nhưng nếu điều đó quá cao, tôi e rằng họ sẽ có khuynh hướng muốn điều chỉnh đối phương theo nguyện vọng của bản thân.

Ví dụ, một người chồng quá yêu bản thân sẽ muốn người vợ thay đổi theo suy nghĩ của người chồng và ngược lại. Những người quá yêu bản thân ấy khi trở thành bố, mẹ thì mong muốn nuôi dạy con theo suy nghĩ của bản thân họ sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ.

Khen ngợi” là cách phụ huynh tự thỏa mãn lòng yêu bản thân

Ngay cả trong những buổi nói chuyện hoặc tư vấn về việc kiểm tra sức khỏe cho trẻ, thảo luận cách nuôi dạy trẻ... thì vẫn có những người bố, người mẹ khăng khăng khẳng định: “Tôi muốn con tôi trở thành đứa trẻ như thế này...”. Những ông bố bà mẹ kiểu này đang nuôi dạy trẻ theo suy nghĩ chủ quan của bản thân. Bằng những tiêu chuẩn do họ tự đặt ra để áp đặt lên trẻ, để khen ngợi hay la mắng nhằm mục đích thay đổi trẻ trở thành đứa con như ước vọng của mình. Khi con họ trở thành đứa trẻ như mong muốn, tất nhiên họ sẽ khen không ngớt lời: “Con giỏi lắm”. Nói tóm lại, việc khen ngợi tất nhiên nhằm khích lệ con tốt lên, nhưng mặt khác, điều đó cũng trở thành phương thức thỏa mãn sự yêu thương dành cho chính bản thần mình của các bậc cha mẹ.

Khen ngợi” là cách phụ huynh tự thỏa mãn lòng yêu bản thân

Khen ngợi nhẹ nhàng, mức độ vừa phải là được

Việc khen ngợi trẻ quá mức khiến cho trẻ mang cảm giác lo lắng rằng “Mình làm như vậy bố mẹ sẽ vui. Ngược lại, nếu mình không làm được, bố mẹ sẽ buồn, sẽ thất vọng”. Cũng giống như đồ vật, nếu có mặt trước, sẽ phải có mặt sau. Vì vậy, việc khen ngợi ở mức độ vừa phải sẽ làm cho trẻ suy nghĩ rằng “Nếu làm được cũng không phải là điều gì quá lớn lao và dù không làm được đi nữa thì bố mẹ cũng sẽ không quá thất vọng”.

Khen ngợi nhẹ nhàng, mức độ vừa phải là được

Khi trẻ đáp ứng được kì vọng của bố mẹ, phụ huynh thường khen rằng “Con làm như vậy, bố (mẹ) rất vui”. Nhưng việc khen ngợi ấy cũng sẽ tạo một áp lực cho trẻ. Vì thế, nếu khen nhiều quá, trẻ sẽ cảm thấy vui, nhưng cũng cảm thấy “ngột ngạt”.

Khi trẻ tỏ thái độ sợ hãi trước những lời la mắng của bố mẹ, thì các bé sẽ trở nên lo lắng và luôn phải để ý đến những đánh giá của bố mẹ. Việc khen ngợi cũng vậy, nếu làm quá mức cũng sẽ trở thành liều thuốc độc. Do vậy, khen ngợi cũng cần có chừng mực. Chỉ cần nói đơn giản “Làm như vậy thì tốt đó” hoặc “Con đã làm rất đúng” là đủ. 
 

Đang xem: Cách khen ngợi trẻ sao cho đúng cách và hiệu quả?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger