Khi nào trẻ nên ăn giặm? Trẻ ăn giặm có nên nêm muối không?

Khi nào trẻ nên ăn giặm? Trẻ ăn giặm có nên nêm muối không?

Khi nào trẻ nên ăn giặm? Trẻ ăn giặm có nên nêm muối không?

Ăn dặm được coi là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của con vậy nên mẹ cần đặc biệt chú ý để bé vượt qua tốt giai đoạn này. Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu cho dành cho bé. Nhưng chỉ vài tháng sau đó sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn và bước sang giai đoạn ăn dặm. Vậy giai đoạn này cần cho bé ăn những loại thực phẩm nào? Nấu đồ cho trẻ ăn dặm có cần nêm muối không?

Khi nào trẻ nên ăn giặm?

Thời điểm nào nên cho trẻ ăn giặm, ăn gì và một ngày ăn bao nhiêu là thắc mắc của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những ba mẹ lần đầu có con.

Khi nào trẻ nên ăn giặm?

Cần nhớ: Không được ăn giặm trước 4 tháng (120 ngày) vì trước 4 tháng trẻ không thể tiêu hóa thứ gì khác ngoài sữa. Thường trẻ phải đủ 6 tháng (180 ngày) mới ăn giặm. Đối với trẻ sinh non thì phải cộng bù các tháng non (tính đủ 37 tuần).

Nếu trước 6 tháng mà trẻ lên cân tốt (trung bình 1 tháng tăng từ 0,6-0,8kg) thì chưa cần ăn giặm. Nếu lên cân kém (trung bình 1 tháng tăng dưói 0,5kg) thì nên cho trẻ ăn giặm sớm hơn nhưng không được trước 4 tháng.

Sau 6 tháng nếu chưa ăn giặm trẻ có thể bị suy dinh dưỡng vì thiếu vi chất và thiếu máu do lúc này sữa mẹ (hay sữa công thức) không đủ cho sự phát triển của trẻ. Ăn giặm cũng giúp trẻ phát triển cơ hàm, lưỡi,... để trẻ dễ tập nói, tập tự ăn sau này.

Nên tập cho trẻ ăn từ từ: từ ngọt đến mặn, lỏng đến đặc, ít đến nhiều, 1 nhóm đến 4 nhóm thực phẩm. Có thể trẻ sẽ không chịu ăn vì thế bố mẹ cần kiên nhẫn tập cho trẻ.

Thức ăn giặm có thể chọn loại bột bán sẵn có đủ chất (bố mẹ nhớ đọc thông tin dinh dưỡng và cách dùng) hoặc loại bột tự nấu với 4 nhóm thực phẩm (1 chén bột gồm: 40g bột gạo, 20g chất đạm xay nhuyễn, 20g rau xanh xay nhuyễn, và 10ml dầu ăn).

Khi nào trẻ nên ăn giặm?

Lượng cháo/bột trẻ ăn trong một ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ. Trước 7 tháng trẻ 1 cữ bột ngọt, 7-9 tháng ăn 2 cữ bột mặn, sau 9 tháng ăn ít nhất là 3 cữ cháo. Trong trường họp trẻ bị ói hoặc tiêu hóa không tốt nhưng vẫn chơi, bú, ngủ tốt thì bố mẹ có thể ngưng cho ăn 1 ngày, sau đó tập ăn lại. Nếu tiêu chảy trên 3 lần/ngày thì phải ngừng cho ăn và đưa bé đi bác sĩ nếu thấy cần thiết.

Sữa là nguồn cung cấp can xi tốt nhất, nên cho đến được 2 tuổi trẻ vẫn phải uống tối thiểu là 500ml sữa/ ngày.

Khi cho trẻ ăn giặm có nên nêm muối hay không?

Nghiên cứu cho thấy đa số trẻ em trên thế giới (kể cả ớ các nước giàu) đều ăn muối (Natri) nhiều hơn nhu cầu. Tuy việc nêm muối có thể làm trẻ dễ ăn nhưng cũng không nên tập cho trẻ thói quen ăn mặn vì nhu cầu muối của cơ thể người, đặc biệt là ở trẻ em, rất ít. Cụ thể:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi thì cần ít hơn Ig muối 1 ngày (0,4g Natri). Trong khi đó trong sữa mẹ, sữa bột, bột ngọt, bột mặn đều có đủ muối, trong chất đạm cũng có muối nên bố mẹ không cần nêm muối khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ.
  • Trẻ 1-3 tuổi thì bố mẹ cũng phải cẩn thận khi nêm muối vì trong các thức ăn vặt, bánh, phô mai đã có nhiều muối.
  • Trẻ lớn hơn nữa đã ăn chung với người lớn nên cần tập thói quen không ăn mặn; đối với các thức ăn vặt bố mẹ nên kiểm tra xem lượng muối có trong đó là nhiều hay ít.

Khi cho trẻ ăn giặm có nên nêm muối hay không?

Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

 

Đang xem: Khi nào trẻ nên ăn giặm? Trẻ ăn giặm có nên nêm muối không?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger