Khuyến khích bản năng tự lập của con như thế nào?

Khuyến khích bản năng tự lập của con như thế nào?

Khuyến khích bản năng tự lập của con như thế nào?

Lượn quanh một vòng các diễn đàn nuôi dạy bé thì câu hỏi mà chúng tôi thấy các mẹ bàn tán rôm rả nhất về vấn đề tự lập cho con trẻ. Vẫn còn một số bà mẹ chưa biết mục đích chính xác hay là nguyên nhân cụ thể, và có phải là cần thiết để rèn luyện bản năng tự lập của con hay không?

Hãy làm gương cho trẻ

Người lớn là tấm gương để trẻ noi theo nên các thành viên trong gia đình hãy cùng nhau thể hiện sự độc lập của chính mình. Thử tưởng tượng xem con sẽ thấy kì cục thế nào nếu mẹ phải làm hết việc nhà trong khi bố nằm đọc báo? Hay mẹ phải lấy cốc nước cho bố vì bố đang “bận” xem bóng đá? Bé sẽ nghĩ việc tự chăm sóc mình hoặc việc nhà mình không cẫn tự làm cũng sẽ có người khác làm cho.

Hãy làm gương cho trẻ

Quy tắc khen thưởng

Khi bé hoàn thành công việc nào đó, mẹ hãy khen ngợi và động viên bé, cho dù bé chỉ hoàn thành một bước trong cả một chuỗi hành động thì cũng là một sự nỗ lực rất lớn rồi. Có thái độ tích cực, chân thành khi khen con: “Sâu đánh răng sạch quá”, “Cám ơn con đã cất dép cho mẹ nhé”, “Ố Sâu dọn đồ chơi gọn gàng chưa kìa”, “Con đi vệ sinh đúng chỗ rồi, giỏi quá”... Việc khen ngợi sẽ giúp bé cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa và khuyến khích bé tiếp tục hoàn thành tốt hơn trong những lẫn sau.

Tuy nhiên khen ngợi quá nhiều lại khiến bé đòi hỏi luôn nhận được lời khen dù làm không tốt và không muốn thử nghiệm thử thách mới vì sợ sẽ không làm đủ tốt để được khen, vì thế thay vì lúc nào cũng nói: “Con giỏi quá” có thể nói: “Con thấy mình có giỏi không?”, “Con nghĩ mình có thể làm tốt hom không?”, “Con có thể thử theo cách này được không?”, “Con có thể tự mặc áo tất cả các ngày trong tuần... được không?” khi bé làm tốt trong một chu kỳ nhất định, hãy khen thưởng bé bằng hiện vật như một món đồ chơi mới hoặc bằng hoạt động mà bé thích như đi tham quan thủy cung.

Quy tắc khen thưởng

Khuyến khích bé tham gia công việc nhà

Làm việc nhà không chỉ có ý nghĩa giúp đỡ bố mẹ mà còn có ý nghĩa dạy bé học cách chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và rèn luyện bản năng tự lập của con. Ví dụ khi dọn bàn ăn, hãy để bát, đĩa của bé trong tầm với và giao cho bé nhiệm vụ dọn đồ của mình lên mâm hoặc lên bàn. Sau khi bé ăn xong yêu cầu bé mang đi cất, với bé lớn có thể yêu cầu bé rửa chiếc bát nữa.

Sau giai đoạn wonder week, trẻ sẽ có bước phát triển mới là thích bắt chước người lớn làm việc nhà, thích được “sai vặt”. Hãy coi đó là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện bản năng tự lập của con. Đừng sợ bẩn, đừng sợ bừa bộn, đừng sợ phải mất thêm thời gian dọn dẹp, đừng lo bé gặp nguy hiểm, hãy tạo điều kiện cho bé trải nghiệm kĩ năng tự chăm sóc và giúp đỡ càng nhiều càng tốt. Từ 1 - 2 tuổi bé chỉ có thể giúp được những việc đơn giản như bỏ rác vào thùng, hoặc cất giày, xách túi hộ mẹ, hoặc chỉ có thể giúp một phần trong cả quá trình. Không sao cả, chỉ cần bé tỏ ra yêu thích với công việc và cố gắng hoàn thành là bé đã xứng đáng nhận được huy chương chiến sĩ chăm làm rồi.

Khuyến khích bé tham gia công việc nhà

Khi bé được khoảng 2 tuổi, cha mẹ có thể thiết lập thói quen làm việc nhà cho bé. Tức là không phải nhờ bé làm giúp nữa mà yêu cầu bé hoàn thành công việc đã được định sẵn mỗi ngày, có thể là vào khoảng thời gian nhất định cho bé quen nếp. Hãy sử dụng bảng công việc cho bé, để nhắc nhở bé những việc cùng làm trong ngày, đồng thời sử dụng hệ thống tranh dán (sticker) hoặc đánh dấu để bé tự mình “ghi công” mỗi khi hoàn thành một nhiệm vụ. Bạn có thể giao hẹn với bé nếu được số sticker cố định thì mẹ sẽ thưởng. Điều này kích thích hứng thú của bé khi làm việc nhà đồng thời cũng tỏ rõ cho bé thấy con cần có trách nhiệm với công việc của mình, phải hoàn thành nó thì mới được dán sticker và nhận thưởng.

Khuyến khích con nói lên quan điểm của mình. Cho con thấy rằng con là một đứa trẻ đáng giá bằng cách tôn trọng tuyệt đối khi giao tiếp với con

Chú ý đến sở thích của con, nói chuyện về những gì con thích và không thích, về những gì con đang làm/chơi, đưa ra những gợi ý gián tiếp bằng cách đặt câu hỏi và để con tự quyết định.

Khuyến khích con chia sẻ: Hay tạo thành một thói quen giữa cha mẹ và con cái đó là có một cuộc nói chuyện nho nhỏ vào một thời điểm trong ngày. Để bé nói bất cứ điều gì bé muốn về một ngày của bé và thảo luận những vấn đề mà bé quan tâm.

Luôn lắng nghe chăm chú nếu con muốn tham gia vào câu chuyện của bố mẹ, nếu thấy không phù hợp đừng phản bác trực tiếp mà hãy nói như là: “Đó là một ý kiến rất tốt, nhưng...” Khuyến khích con đưa ra gợi ý với những nhiệm vụ nho nhỏ trong nhà, ví dụ nướng bánh trong khuôn nào, lấy đĩa gì cho món xào, thái miếng dưa chuột to từng nào... điều này sẽ nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ.

 

Đang xem: Khuyến khích bản năng tự lập của con như thế nào?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger