Lời khuyên từ chuyên gia về chế độ ăn uống của trẻ nhỏ (phần 1)

Lời khuyên từ chuyên gia về chế độ ăn uống của trẻ nhỏ (phần 1)

Lời khuyên từ chuyên gia về chế độ ăn uống của trẻ nhỏ (phần 1)

Có rất nhiều lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ về chế độ ăn uống cho trẻ nhỏ. Một yếu tố đơn giản nhưng quan trọng và cũng là cách tốt nhất để giúp con bạn có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, khoa học ở độ tuổi này là chọn lựa thực phẩm lành mạnh và khuyến khích những thói quen ăn uống khoa học.

Không nên nêm gia vị (muối) vào thức ăn của trẻ

Có một vấn đề thường gặp khác trong việc ăn dặm của trẻ là người chăm trẻ thường có thói quen nêm gia vị vào thức ăn của trẻ với mong muốn giúp trẻ dễ ăn hơn trong chế độ ăn uống của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần 1,5 g muối mỗi ngày và lượng muối này đã có sẵn trong các loại thực phẩm. Nếu lượng muỗi quá mức nhu cầu hằng ngày, sẽ làm tổn hại thận bởi thận của trẻ còn yếu nên khả năng thải muối kém. Lâu ngày, natri bị tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của trẻ, trong đó có bệnh cao huyết áp. Do đó, không cần phải nêm thêm muối vào thức ăn của trẻ.

Bên cạnh đó, đây là giai đoạn mà trẻ học cách phần biệt mùi vị và độ tươi ngon của thực phẩm nên trẻ cần ăn nhạt. Mặt khác, số lượng gia vị giác trên lưỡi của trẻ nhiều gấp nhiều lần so với người trưởng thành, nên trẻ cũng tinh tế hơn trong việc phân biệt mùi vị của thức ăn và không bị phụ thuộc vào gia vị để tăng cảm giác ngon miệng.

Không nên nêm gia vị (muối) vào thức ăn của trẻ

Khi nào trẻ ăn được các chế phẩm từ sữa (váng sữa, sữa chua, phô mai...)?

Một trong những vấn đề khác mà cha mẹ thường gặp trong việc ăn dặm của trẻ chính là sử dụng các sản phẩm từ sữa bò. Váng sữa, sữa chua và phô mai đều là sản phẩm từ sữa bò và cũng có nhiều lời khuyên từ các bác sĩ dinh dưỡng “lan truyền” nên cho trẻ ăn phô mai hay váng sữa khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn không thấy có khuyến cáo nào vêg váng sữa cho trẻ dưới 1 tuổi trong chế độ ăn uống của trẻ nhỏ.

Trẻ dưới 1 tuổi không được uống sữa bò, nhưng phô mai hay sữa chua với một lượng nhỏ thì có thể ăn được. Mỗi bữa có thể cho trẻ ăn từ một đến hai cục phô mai có kích thước bằng dâu ngón tay. Khi trẻ được 9-10 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua.

Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn quá nhiều sản phẩm từ sữa sẽ khiến trẻ bị thiếu sắt do lượng canxi nhiều làm giảm hấp thụ sắt vào cơ thể. Do đó, trẻ uống sữa nhiều hay ăn nhiều các sản phẩm từ sữa nói chung có nguy cơ bị thiếu sắt. Thêm vào đó, trẻ dung nạp nhiều sản phẩm từ sữa có nguy cơ bị táo bón do hấp thụ quá nhiều canxi.

Khi nào trẻ ăn được các chế phẩm từ sữa (váng sữa, sữa chua, phô mai...)?

Nước mía luộc không giúp trẻ tăng cân

Nhiều bà mẹ thường dùng nước mía luộc để pha sữa hoặc nấu thức ăn dặm cho trẻ với mong muốn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, giúp bé tăng cần nhanh. Đúng là đường cung cấp năng lượng cho trẻ. Tuy nhiên, sữa công thức đã được tính toán đấy đủ về lượng đường, vitamin và vi chất. Vì thế, chỉ cần dùng nước lọc để pha sữa cho trẻ là được. Còn nước luộc mía cũng có đường, nhưng chỉ khi đường quá nhiều thì mới làm cho trẻ tăng cần nhanh được. Mà trẻ ăn nhiều đường quá sẽ chuyển hóa thành dạng dự trữ: dạng glycogen ở gan và chuyển thành mỡ. Và theo quan điểm của tôi, tăng cân nhanh là điểu mà cha mẹ nên lo hơn là mừng. Bởi tăng cần nhanh sẽ gầy ra bệnh béo phì.

Bên cạnh đó, trẻ ăn ngọt sớm sẽ quen với vị ngọt và tạo nên thói quen không tốt về sau: thói quen thích ăn ngọt. Thói quen này không chỉ gây ra nguy cơ béo phì mà trẻ còn phải đối mặt với bệnh sâu răng.

Nước mía luộc không giúp trẻ tăng cân

Nguồn Để Con Được Ốm BS Nguyễn Trí Đoàn

Đang xem: Lời khuyên từ chuyên gia về chế độ ăn uống của trẻ nhỏ (phần 1)

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger