Nên cho trẻ sơ sinh ăn uống như thế nào?

Nên cho trẻ sơ sinh ăn uống như thế nào?

Nên cho trẻ sơ sinh ăn uống như thế nào?

Trẻ sơ sinh có nên cho ăn uống như thế nào là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều về chủ đề trẻ sơ sinh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc giúp mẹ trẻ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh phát triển và hoàn thiện nhất.

Nên cho trẻ sơ sinh ăn uống như thế nào?

 Tạo hóa cho bé khả năng tuyệt vời: tiếng khóc. “Bé” mà đói thì đừng có ngồi yên với “bé”.... thế nên mẹ chỉ cho “bé” ăn khi “bé” đói thôi nhé, ngoài ra “bé” khóc vì “chán”, thì cho bé ngậm ti giả!

0-6 tuần tuổi: Khi bé mới lọt lòng, dạ dày bé có khả năng tích trữ rất ít, bé ngủ nhiều nên việc ăn uống bị chia nhỏ ra. Trong 6 tuần đầu mẹ cố gắng cho con bú càng nhiều lần và càng lâu càng tốt, vì việc này giúp cho quá trình tiết sữa của mẹ. Nếu con ngủ gật trên ti khi mới chỉ bú được 5-10 phút, dựng con dậy để con có thể ăn được một bữa tốt. Ở tuổi này bé ngủ rất nhiều vì thế khi bé dậy và ra tín hiệu đòi ăn thì mẹ nhanh chóng cho con ăn. Đối với các mẹ cho con bú bình, khi con ngủ gật nên nhẹ nhàng đánh thức con dậy đê con ti hết bình. Lý tưởng là mẹ cho con bú 30 phút.

Nên cho trẻ sơ sinh ăn uống như thế nào?

6 tuần - 2 tháng: Lúc này, thời gian thức của con nhiều hơn. Con nên được ăn mỗi 3 giờ/lần. Bé bú mẹ thì nhanh đói có thể lúc đầu sẽ ăn cách 2 giờ hoặc 2,5 giờ nhưng đến tháng thứ 3 nên cho bé ăn cách nhau 3 giờ/lần. Bé nên có chu kỳ như sau: Ăn - chơi - ngủ. Tách ăn với ngủ để tiện cho việc dạy ngủ sau này. Bé không bao giờ được vừa ăn vừa ngủ (trừ khi cho ăn lúc 22 - 23h). Trẻ có một bản năng của tạo hóa ban cho đó là không bao giờ đế mình bị quá đói, một chu kỳ ngủ của bé ngắn (chừng 40 phút bao gồm 20 phút ngủ nông và 20 phút ngủ sâu - Một giấc ngủ bao gồm nhiều chu kỳ ngủ) thế cho nên nếu bé đang ngủ mà bị đói thì tại chu kỳ ngủ nông bé sẽ không chuyển giấc mà thức dậy đòi ăn.

Nên cho trẻ sơ sinh ăn uống như thế nào?

Những điều cần lưu ý

Không phải lúc nào bé khóc cũng là đòi ăn. Trên thực tế bé có nhiều kiểu khóc, nếu mẹ nhận biết được các tiếng khóc của con thì sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu của con. Còn nếu tất cả những lần bé khóc mẹ đều nhét ti vào mồm, mẹ sẽ thấy một số lần con giãy dụa không chịu ăn (bởi vì có đói đâu mà ăn, bé mệt và bé muốn ngủ), về lâu dài nếu mẹ không nói chuyện và tôn trọng nhu cầu của con, tất cả các tiếng khóc sẽ chung một mục đích “Con cần sự chú ý” và mẹ đã tước đi khả năng giao tiếp giữa con và mẹ.

Những điều cần lưu ý

Bỏ qua nguy cơ béo phì vì nếu trẻ ti mẹ thì nguy cơ béo phì là rất thấp. Thành phần sữa mẹ khi con ti thay đổi tùy thuộc vào thời gian con bú: 6 - 8 phút đầu con sẽ bú sữa có nhiều nước đường để thỏa mãn cơn khát của con (khai vị), sau đó sữa sẽ chuyển sang có nhiều khoáng chất giúp cho phát triển xương và não, sau đó là sữa béo và khi con ti cạn ti mẹ thì sữa chủ yếu là kem - nguồn năng lượng và là tiền đề cho sự phát triển của bé.

Vì thế nếu mẹ cho con bú quá thường xuyên, con không bao giờ ăn no và ăn đủ lượng mà ti mẹ sản xuất cho con, con sẽ không có cơ hội tiếp cận với sữa béo ở cuối ti. Đây là trường hợp mẹ cho con ăn suốt ngày mà con không tăng cân nổi. Nếu ăn quá thường xuyên, con sẽ ăn sữa toàn nước và đường. Không những con không no, quấy khóc mà nước đường này nếu con ăn quá nhiều sẽ bị đau bụng!
 

Đang xem: Nên cho trẻ sơ sinh ăn uống như thế nào?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger