Đâu là trò chơi của bé hơn 1 tuổi?

Đâu là trò chơi của bé hơn 1 tuổi?

Đâu là trò chơi của bé hơn 1 tuổi?

Ở các bậc làm cha làm mẹ ắt hẳn trong số chúng ta thường có câu hỏi “Đâu là trò chơi của bé trên 1 tuổi” vì chơi là cách để trẻ khám phá thế giới và dần dần lý giải về nó. Chúng tôi xin giới thiệu với Quý vị Phụ Huynh các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 01 tuổi giúp phụ huynh có thêm sự lựa chọn:

Trò chơi của bé: Ném bóng vào rổ

Bồi dưỡng kỹ năng:

Rèn luyện sức mạnh hai tay cho trẻ và khả năng phối hợp vận động; tăng cường khả năng vận động tay và các cơ trên; tăng cường khả năng thị giác, bồi dưỡng cảm nhận phương hướng khi ném bóng; để trẻ có được thói quen vận động.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 5 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Quả bóng da nhỏ, rổ bóng.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị cho trẻ một quả bóng, bóng da to hay bóng nhựa, bóng rổ nhỏ, v.v... đều được.
  • Bố trí rổ hứng bóng và lưới để trẻ ném bóng. Chiều cao của lưới thường là chiều cao mà trẻ có thể với được.
  • Trong quá trình ném bóng vào rổ, mẹ chỉ cho trẻ biết cách cầm bóng bằng hai tay, giơ hai tay lên, giơ tay quá đầu, để trẻ ném mạnh bóng vào rổ lưới.
  • Khi mới chơi, động tác của trẻ chắc chắn không chuẩn, mẹ có thể cho trẻ ném bóng bằng một tay, khích lệ trẻ ném bóng trúng vào rổ.

Lời khuyên

Luyện cho trẻ giữ bóng bằng hai tay, giơ bóng lên cao, dùng sức ném bóng, cũng rèn luyện khả năng điều khiển của trẻ.

Phát triển trí tuệ

Về trò chơi để trẻ luyện tập ném bóng vào rổ, có thể thử như sau:

  • Bố mẹ đứng cạnh rổ, khi bắt đầu, có thể điều chỉnh rổ chỉ cao hơn đầu của trẻ từ 50-60cm, để trẻ giơ hai tay lên cao, cộng thêm việc nhảy lên đủ tầm với, sau đó có thể điều chỉnh cố định ở chỗ cao cách đầu trẻ 1 mét.
  • Sau mỗi lần trẻ ném bóng vào rổ, bố mẹ lại đưa bóng cho trẻ để trẻ tiếp tục ném.
  • Khi mới bắt đầu, bố mẹ chuyền bóng đến nơi mà trẻ có thể dễ dàng lấy được, để trẻ chuyên tâm vào việc tập ném bóng.

Ném bóng vào rổ

 

Trò chơi của bé: Xâu hạt cườm

Bồi dưỡng kỹ năng:

Tập luyện khả năng phối hợp giữa mắt và tay, bồi dưỡng sự tập trung tinh thần, dạy trẻ biết cách phối hợp hai tay.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 5 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Hạt cườm bằng gỗ, dây xâu có màu.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Mẹ chuẩn bị cho trẻ 5-6 hạt cườm nhỏ bằng gỗ với các màu sắc khác nhau, dùng một sợi dây màu có đầu cứng để xỏ hạt, cho trẻ luồn sợi dây qua từng hạt một. Khi mới bắt đầu mẹ có thể hỗ trợ giúp đỡ trẻ.

Khi bắt đầu xâu hạt, hai tay trái và tay phải của trẻ còn chưa phối hợp tốt với nhau, trước tiên, mẹ phải cầm lấy hạt cườm để trẻ dùng dây luồn qua, đợi khi trẻ dần thành thạo thì cho trẻ tự xâu hạt.

Lời khuyên

Mẹ còn có thể để trẻ vừa xâu vừa đếm số hạt, trong quá trình trẻ xâu hạt lại, mẹ có thể cố ý “can thiệp”, đưa ra cho trẻ một số câu hỏi đơn giản để tập và nâng cao khả năng tập trung cho trẻ.

Phát triển trí tuệ

Nếu trẻ đã chán trò chơi xâu hạt cườm, mẹ có thể thay bằng trò chơi đeo vòng để trẻ tiếp tục chơi: Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị năm chiếc vòng đồ chơi với kích cỡ khác nhau. Cho trẻ đeo vòng theo thứ tự kích thước, để trẻ luyện tập tốc độ, còn có thể tập cho trẻ biết cách tự đeo vòng vào tay, vào chân mình, và đeo vòng cho bố mẹ. Khi đeo vòng vào tay bố mẹ và đeo vào tay trẻ, trẻ có thể nhận biết được kích thước lớn nhỏ ra sao.

Xâu hạt cườm

Trò chơi của bé: Nhảy lên

Bồi dưỡng kỹ năng:

Cơ hội bồi dưỡng một chân, hai chân cho trẻ, khiến trẻ có hứng thú với nhữngđộng tác ở cấp độ mạnh hơn, chuẩn bị cho các động tác khó hơn sau này.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 6 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Ghế uống trà thấp, bậc cầu thang, tấm gỗ.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Khi trẻ đã đi thật vững, mẹ có thể dạy trẻ một số động tác “nhảy”. Khi mới bắt đầu, mẹ có thể giữ hai bên eo lưng của trẻ, để trẻ nhảy từ trên ghế thấp hoặc từ một bậc cầu thang xuống. Sau vài lần luyện tập, mẹ giơ tay hướng về trẻ, cổ vũ trẻ tự mình nhảy. Có thể để trẻ bám lấy đầu ngón tay của mẹ, nhưng để trẻ tự mình học cách giữ thăng bằng cho cơ thể.

Sau này, mẹ có thể bố trí thêm một tấm gỗ đặt nghiêng, một đầu ở dưới sàn, một đầu được kê cao lên mấy chục phân, tạo thành một mặt nghiêng. Dắt tay trẻ để trẻ đi từ chỗ thấp lên chỗ cao, đồng thời mẹ còn có thể dạy trẻ biết từ “lên dốc”, “xuống dốc”.

Lời khuyên

Động tác mà mẹ dạy trẻ có thể làm một cách đặc biệt một chút, để trẻ cảm nhận được ý nghĩa của việc “nhảy”. Khi mới bắt đầu tập “nhảy”, trẻ chỉ biết “đi” từ chỗ cao đến chỗ thấp mà thôi, bố mẹ cần nhẫn nại để dạy trẻ.

Phát triển trí tuệ

“Nhảy” là một phương pháp chuyển động toàn bộ cơ thể của trẻ. Bởi vì khi chơi cùng trẻ trò nhảy này, trẻ sẽ có được niềm vui thích khi học tập. Có khi trẻ chỉ nhảy qua dây hoặc bước xuống bậc thang, trẻ cũng thích tự mình trải nghiệm. Do đó mẹ có thể ngồi ở một chỗ xa xa để quan sát, để trẻ tự mình tìm
tòi.

Bất kể lúc nào trẻ cũng muốn tập nhảy, cho nên mẹ còn có thể nghĩ ra thêm một số cách chơi khác, như chăng dây giữa hai chiếc ghế cách mặt đất mấy phân, trước tiên mẹ làm mẫu thể hiện động tác nhảy qua cho trẻ xem, và dạy trẻ nói “nhảy”, sau đó cho trẻ tự mình nhảy qua.

Đang xem: Đâu là trò chơi của bé hơn 1 tuổi?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger