Cùng con chơi trò chơi em bé hay và thú vị nhất

Cùng con chơi trò chơi em bé hay và thú vị nhất

Cùng con chơi trò chơi em bé hay và thú vị nhất

Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những trò chơi cho trẻ em và mẹ có thể chơi trò chơi em bé, mẹ nhé!

Vẽ ông mặt trời đỏ rực

Bồi dưỡng kỹ năng:

Tập cho trẻ cảm nhận các đường, màu sắc, hình dạng, bồi dưỡng khả năng thẩm mỹ, để trẻ biết được thế nào là đẹp, yêu thích vẻ đẹp, nâng cao khả năng phối hợp giữa mắt và tay, cũng như nâng cao trình độ thẩm mỹ.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 4 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Một hộp màu nước, mấy tờ giấy trắng, một bức tranh có ông mặt trời.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Mẹ chuẩn bị cho trẻ bút màu và giấy trắng, tranh hình ông mặt trời, để trẻ mô tả về hình dạng và màu sắc của ông mặt trời.
  • Mẹ lấy bút màu và vẽ một vòng tròn trên giấy, cổ vũ trẻ cầm bút vẽ như mẹ đã làm.
  • Nếu trẻ vẫn chưa cầm được bút, mẹ có thể cầm lấy tay trẻ, vẽ một vòng tròn trên giấy, rồi cho trẻ tự tô.
  • Mẹ giúp trẻ hoàn thành bức tranh ông mặt trời, tô ông mặt trời thành màu đỏ rực.

Lời khuyên

  • Phải lựa chọn các bút màu không có mùi lạ.
  • Dạy trẻ cách cầm bút chính xác, tránh để trẻ cho bút vào mồm.

Phát triển trí tuệ

Để trẻ cầm bút vẽ là con đường phát triển trí tưởng tượng ở trẻ, là phương thức phát triển tư duy lôgic. Do đó, dù là trẻ có vẽ thế nào đi nữa, mẹ cũng đều không được ngăn cấm, cũng không được ép trẻ biết nguyên tắc vẽ hình quá sớm, bởi vì lúc này trẻ vẽ không có trật tự, vẽ chỉ là hoạt động không bị điều khiển, đồng thời trí tưởng tượng của trẻ quan trọng hơn rất nhiều kỹ năng vẽ. Nếu mẹ can thiệp vào hoạt động vẽ của trẻ thì sẽ bóp chết trực giác và tính sáng tạo bẩm sinh của trẻ.

Vẽ ông mặt trời đỏ rực

Xếp hình bằng miếng gỗ

Bồi dưỡng kỹ năng:

Tập cho trẻ khả năng của đôi tay và sự phối hợp giữa tay với não bộ, nhận biết được cao-thấp, trên-dưới, phát triển trí tưởng tượng ở trẻ, bồi dưỡng sự phát triển tư duy và tính sáng tạo độc lập ở trẻ.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 4 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Miếng gỗ hình vuông, hình tròn và hình tam giác (chất liệu bằng gỗ hoặc nhựa).

Phương pháp và các bước thực hiện:

Cùng xếp hình với trẻ, vừa xếp hình vừa nói cho trẻ biết hình dạng các miếng gỗ để trẻ xếp hình. Có thể xếp mẫu cho trẻ các hình ngôi nhà, xe ô tô dạng đơn giản, nếu trẻ không thích bố mẹ can thiệp, thì để trẻ tự xếp hình. Khi bắt đầu, trẻ xếp các miếng ghép rất lộn xộn, bởi vì trẻ vẫn chưa biết xếp chúng thành hàng thành lối. Chờ sau khi xếp được vài miếng, trẻ sẽ thấy các miếng gỗ được xếp thành hàng, trẻ sẽ có ý thức xếp các miếng gỗ theo như mình tưởng tượng.

Lời khuyên

Nếu trong nhà không có miếng gỗ xếp hình, bố mẹ có thể dùng các hộp giấy với hình dạng, kích cỡ khác nhau thay thế.

Phát triển trí tuệ

Trò chơi ở trên có thể phát triển thành trò chơi “miếng gỗ xếp hàng”. Cha mẹ nói với trẻ: “hôm nay, em gỗ xếp hình sẽ đi xe buýt”, hoặc “con vật đáng yêu này muốn đi xem phim”, trước khi lên xe phải xếp hàng. Xếp hàng là xếp theo thứ tự từng người một, phải xếp thật ngay ngắn, trẻ giúp các bạn
xếp thành hàng lối, có thể xếp hàng dọc, cũng có thể xếp thành hàng ngang. Chú ý giữa hai miếng gỗ phải có khoảng cách nhất định. Để trẻ học được cách sắp xếp đơn giản khi chơi trò xếp hàng đồ chơi, chuẩn bị cho việc học toán sau này.  Tất nhiên bố mẹ còn có thể thay đổi quy tắc trò chơi, còn có thể để trẻ xếp hai miếng gỗ thành một hàng.

Xếp hình bằng miếng gỗ

Lắp đúng hình dạng

Bồi dưỡng kỹ năng:

Giúp trẻ bước đầu hình thành khái niệm hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, biết được đặc trưng các hình.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 4 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Các miếng gỗ hình tròn, hình tam giác, hình vuông và hình chữ nhật.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Trước tiên, cho trẻ cầm các miếng gỗ với các hình dạng đó, hướng dẫn trẻ dùng tay cảm nhận hình dạng khác nhau của các miếng lồi lõm trên bàn, cùng trẻ lắp các miếng gỗ cho đúng. Vừa lắp vừa nói với trẻ: “chúng ta đi tìm bạn cho các hình tam giác, chúng ta đi tìm bạn cho các hình tròn,...”.

Lời khuyên

Mẹ phải cổ vũ, khích lệ trẻ học dần dần. Tuy trẻ chưa chắc đã nhận biết được các hình dạng, nhưng khi tìm tòi và luyện tập vài lần lắp đúng các hình lồi lõm cần thiết, trẻ sẽ cơ bản hoàn thành cách chơi.

Phát triển trí tuệ

Nếu trẻ đã chơi thạo trò chơi này với các loại kiểu dáng của miếng gỗ, mẹ có thể chuyển trò chơi kể trên thành các trò như sau:

  • Trong khi sinh hoạt tập thể, để các đôi giày của trẻ lung tung lẫn lộn, đổ vào giữa gian nhà, cố gắng thật lẫn lộn để trẻ tự tìm lấy giày của mình.
  • Sau khi tìm được một chiếc, phải bảo với trẻ rằng, một đôi giày là có 2 chiếc giày, hai bàn chân xinh xinh của trẻ xỏ vào 2 chiếc giày, nên còn phải tìm thêm 1 chiếc nữa. Qua việc tìm giày, để trẻ nhận biết được đồ vật của mình, và nhận thức được rằng mình có hai bàn chân, một đôi giày cũng có 2 chiếc.

Cùng nhau hát tập đếm số

Bồi dưỡng kỹ năng:

Thông qua bài hát để dạy trẻ học đếm, bồi dưỡng khả năng nhận biết các con số

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 5 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Các thẻ có bài hát về các chữ số.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Mẹ có thể hát các bài hát về con số mà mình thuộc cho trẻ nghe, các số từ 0 đến 9, có thể vừa hát vừa vỗ tay, như vậy có thể thu hút được sự chú ý của trẻ, lại vừa bồi dưỡng cảm nhận về giai điệu, tiết tấu cho trẻ. Khi trẻ đã lớn hơn một chút, mẹ có thể hát các bài hát có liên quan đến các con số, xin giới thiệu ra đây một vài bài hát (tùy bạn ghép nhạc, chỉ cần thể hiện được tiết tấu vui vẻ là được):

Số 1 giống như chiếc bút chì, vừa nhỏ vừa dài
Số 2 giống như con vịt, đang bơi trên nước
Số 3 giống như cái tai, biết nghe nhạc
Số 4 giống như lá cờ, tung bay trong gió
Số 5 giống như chiếc mắc áo, để treo quần áo
Số 6 giống như mầm giá đậu, miệng biết cười xinh
Số 7 giống như lưỡi liềm, chuyên để cắt cỏ 

Số 8 giống như hai cánh hoa, xoắn vào nhau 

Số 9 giống như chiếc thìa, để trẻ ăn cơm
Số 0 giống quả trứng gà, để làm bánh ga tô.

Lời khuyên

  • Khi hát về các chữ số, phải hát chầm chậm, phát âm các chữ số rõ ràng.
  • Mẹ có thể vừa hát vừa chỉ cho trẻ thấy các chữ số, tăng thêm ấn tượng của trẻ về các chữ số.

Phát triển trí tuệ

Khi mẹ hát các bài hát dạy trẻ về chữ số, mẹ có thể vừa hát vừa dùng các hình, các vật thực tế, ngón tay hoặc các động tác để trẻ cảm nhận được nội dung phù hợp với các bài hát. Tuy lúc bắt đầu, trẻ không biết làm theo các động tác đó, nhưng chỉ cần luyện tập nhiều hoặc khi trẻ lớn hơn, mẹ hát các bài hát đó, sẽ phát hiện trẻ biết làm theo rất nhanh và còn biết làm các động tác đáng yêu

Xếp hình bằng miếng gỗ

 

Đang xem: Cùng con chơi trò chơi em bé hay và thú vị nhất

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger