Mách mẹ ngay các trò chơi cho trẻ 1 tuổi giúp bé phát triển

Mách mẹ ngay các trò chơi cho trẻ 1 tuổi giúp bé phát triển

Mách mẹ ngay các trò chơi cho trẻ 1 tuổi giúp bé phát triển

Trẻ sau 1 tuổi bắt đầu có những thay đổi lớn về khả năng nhận thức thông qua hoạt động khám phá. Việc chuẩn bị các trò chơi cho trẻ 1 tuổi  và cùng chơi với con là một hoạt động tuyệt vời để bố mẹ gắn bó hơn với trẻ, nhất là trong giai đoạn trẻ đang phát triển cùng những thay đổi đáng kể.

Giày và tất phải cùng đôi

Bồi dưỡng kỹ năng:

Luyện tập cho trẻ khái niệm chữ số, và để trẻ nhận biết được đồ vật của mình, tăng cường trí nhớ.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 6 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Giày, tất.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Mẹ để lẫn lộn giày và tất của trẻ trên sàn, cho trẻ tự tìm ra giày và tất của mình, đồng thời nói cho trẻ biết “giày một đôi, tất cũng có một đôi, đều có hai chiếc”. Sau khi trẻ đã tìm được hết, có thể để trẻ đi vào.

Lời khuyên

Tốt nhất nên chơi trò chơi này lúc thời tiết ấm áp.

Phát triển trí tuệ

Sau khi trẻ đã chán chơi các trò chơi trên, mẹ có thể phát triển trò chơi như sau:

  • Mẹ chuẩn bị hai chiếc mũ, hai khăn, hai bộ quần áo, hai đôi tất, hai đôi giày để trẻ đội mũ, quấn khăn, mặc quần áo (dễ dàng thay ra), đi tất đi giày.
  • Mẹ bảo trẻ tự mình làm những gì trẻ thích, dạy trẻ cách bỏ mũ, tháo khăn, cởi quần áo, giày, tất. Quan sát quá trình trẻ tiến hành, nếu có khó khăn, mẹ cần hỗ trợ.
  • Cố gắng để trẻ tự mình hoàn thành, đợi sau khi trẻ đã hoàn thành mọi việc, mẹ lại bảo trẻ sắp xếp mũ, khăn, quần áo, giày, tất thành đôi hoặc phân loại chúng.

Giày, tất.

Khuôn mặt

Bồi dưỡng kỹ năng:

Bồi dưỡng khả năng nhận thức về bản thân của trẻ thông qua các trò chơi, nâng cao nhận tức bản thân hơn nữa.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 6 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Tấm bìa hình tròn lớn, và miếng giấy hình tròn nhỏ.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Mẹ chuẩn bị cho trẻ một tấm giấy bìa cứng hình tròn lớn, rồi đưa cho trẻ nhiều miếng giấy hình các bộ phận cơ thể với dạng hình tròn nhỏ.
  • Mẹ chỉ vào miếng bìa hình tròn lớn nói: “đây là miếng bìa giống như khuôn mặt của con. Cho mẹ hỏi nhé, trên mặt thì cái gì dùng để nhìn mọi vật nhỉ?” Nếu trẻ không biết dùng miếng giấy hình tròn nhỏ làm đôi mắt, thì có thể nhắc nhở hướng dẫn trẻ.
  • Rồi lại hỏi trẻ xem cái gì trên mặt dùng để ăn các thức ăn?
  • Mẹ và trẻ cùng trao đổi với nhau về các bộ phận trên khuôn mặt, cho trẻ một chiếc gương để trẻ soi, nói cho trẻ biết là mắt thì mọc ở phía trên của mũi, mũi nằm ở chính giữa. Nhớ là không được sắp xếp lại những gì trẻ đã xếp để thể hiện khuôn mặt.

Lời khuyên

  • Dạy trẻ biết cách tưởng tượng về các bộ phận trên khuôn mặt của mình, cố gắng không nói trực tiếp cho trẻ.
  • Mẹ không nên nhấn mạnh vào các chi tiết nhỏ như lông mày, lông mi, sau khi trẻ đã lớn hơn thì tự nhiên có khả năng chú ý đến các chi tiết đó.

Phát triển trí tuệ

Khi mẹ chơi trò chơi dạy cho trẻ nhận biết về các bộ phận cơ thể, còn có thể chơi trò “búp bê trong gương” cùng với trẻ:

  • Mẹ để cho trẻ ôm một búp bê vải xinh xắn, nói với trẻ: “thơm búp bê đi con, ôm chặt búp bê nào”. Mẹ chỉ vào các bộ phận như mắt, mũi, miệng, tai của búp bê, để trẻ nói tên các bộ phận mà mẹ chỉ vào là gì.
  • Mẹ còn có thể bế trẻ đứng trước gương, nói với trẻ: “trong gương kia cũng có một búp bê đấy”. Và để trẻ tự chỉ vào các bộ phận trên khuôn mặt mình và của búp bê.

Đi bắt chước các con vật

Bồi dưỡng kỹ năng:

Bồi dưỡng tính sáng tạo và trí tưởng tượng cho trẻ, đồng thời giúp trẻ bồi dưỡng thêm khả năng phân biệt và khả năng phân loại.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 7 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Các thẻ có hình con vật, video hiện hình ảnh các con vật đi lại.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Đưa những thẻ về các con vật được chuẩn bị trước đó cho trẻ xem qua, như hình con mèo giơ giơ chân, hình con sếu chân dài, hình con vịt hay lắc lắc cái đầu, hình con chuột lấm la lấm lét, hình con cua chỉ biết bò ngang, v.v...
  • Mở đĩa có hình ảnh các con vật đó đi lại, để trẻ xem kỹ một lượt, cho trẻ bắt chước theo.
  • Mẹ lấy thẻ đầu tiên – hình con mèo giơ giơ chân lên, để trẻ nhớ lại cách thể hiện động tác con mèo đi như thế nào.
  • Mẹ cũng có thể cùng trẻ bắt chước các con vật bước đi.
  • Sau vài phút, lại chọn đến con vật thứ hai, và cứ tiếp tục bắt chước như vậy.

Lời khuyên

Trước khi bắt chước các con vật bước đi, mẹ có thể thử cho trẻ tưởng tượng về kiểu dáng đi lại của các con vật, như vậy càng phát huy được trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ.

Phát triển trí tuệ

Trẻ vốn có thể bắt chước các thứ, nên mẹ phải tạo nhiều cơ hội và không khí để trẻ có thể bắt chước được nhiều thứ hơn. Vậy cần phát triển khả năng bắt chước của trẻ như thế nào, các chuyên gia đã đưa ra ba kiến nghị sau:

  • Trẻ không muốn chơi trong một hàng rào nhỏ hẹp, thì cho trẻ ra khỏi hàng rào.
  • Tạo một nơi cho trẻ để các đồ chơi, đồng thời chuẩn bị một số đồ chơi mang tính chất dụng cụ để trẻ vừa phát huy sự khéo léo của tay, vừa phát huy trí tuệ tìm tòi.
  • Bố mẹ phải hướng dẫn chính xác cho trẻ bắt chước, hướng dẫn trẻ những thứ mà trẻ có thể phát triển lành mạnh.

Các thẻ có hình con vật

Đi dã ngoại thôi

Bồi dưỡng kỹ năng:

Sự kích thích và những cảm nhận phong phú sẽ khiến trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và sự kì diệu của thiên nhiên, nâng cao khả năng và cảm giác vui sướng khi khám phá tự nhiên cho trẻ, tạo thành thói quen tìm tòi, thích phát hiện cái mới cho trẻ.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 7 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Các bài hát thiếu nhi, địa điểm đi chơi ngoài trời.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Lựa chọn một nơi có bầu không khí trong lành, thoáng đãng, đưa trẻ đi chơi, để trẻ chạy nhảy vui đùa nơi an toàn, trẻ sẽ phát hiện được nhiều thứ tốt đẹp.

  • Hướng dẫn trẻ nói về các màu sắc của bầu trời, của mọi vật xung quanh, nói về hình dáng của đám mây.
  • Hướng dẫn trẻ quan sát chiều cao của cây cối, lắng nghe tiếng nước chảy, ngắm màu sắc rực rỡ của những bông hoa, vạch lá tìm tổ chim.
  • Hướng dẫn trẻ hít thật sâu để cảm nhận hương vị của cây cỏ, của bùn, của đất.
  • Đồng thời còn có thể dạy trẻ các bài hát thiếu nhi trong khi đi chơi.

Lời khuyên

  • Địa điểm dã ngoại được lựa chọn không nên quá xa, tránh để trẻ bị mệt trên đường đi, làm mất hứng thú vui chơi.
  • Bố dạy trẻ một số từ liên quan đến việc dã ngoại, để trẻ có thêm kinh nghiệm đối với cuộc sống bên ngoài.
  • Chú ý đến trẻ, tránh để xảy ra tai nạn.

Phát triển trí tuệ

Đưa trẻ đến giữa thiên nhiên, cảm nhận sự hùng vĩ, tươi đẹp, kì diệu của thiên nhiên là cơ hội tốt để trẻ có thể phát triển nhận thức, vui vẻ hơn, thoải mái hơn, đồng thời có thể dạy trẻ biết bảo vệ môi trường, yêu quý cuộc sống. Khi bố mẹ đưa trẻ ra ngoài ngắm cảnh, vui chơi, nhất định phải giải thích cho trẻ, dùng lời nói để hướng dẫn cho trẻ biết làm thế nào để ngắm, để cảm nhận, khiến cho trẻ cảm nhận triệt để vẻ đẹp tự nhiên. Bố mẹ có thể cùng ngắm cảnh với trẻ, vừa ngắm cảnh vừa chụp ảnh. Những bức ảnh sau này sẽ là tư liệu để trẻ cảm nhận.

Đi dã ngoại thôi

 

Đang xem: Mách mẹ ngay các trò chơi cho trẻ 1 tuổi giúp bé phát triển

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger