Những trò chơi cho trẻ em vui chơi cùng ba mẹ

Những trò chơi cho trẻ em vui chơi cùng ba mẹ

Những trò chơi cho trẻ em vui chơi cùng ba mẹ

Chúng tôi xin chia sẻ một vài ý tưởng về các trò chơi cho trẻ em cũng như các hướng dẫn cơ bản về cả các trò chơi phù hợp với các độ tuổi khác nhau.

Nghe và làm theo chỉ lệnh

Bồi dưỡng kỹ năng:

Học tập từ vựng liên quan đến động tác, rèn luyện khả năng phối hợp và hợp tác với người khác.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 3 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Đệm.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Khi trẻ chơi lăn bò trên đệm, mẹ có thể cùng chơi với trẻ, đồng thời dùng lời nói để miêu tả lại động tác của trẻ, ví dụ: “Mẹ với con đang lăn tròn, “con sẽ trồng cây chuối”. Mẹ cũng có thể dạy cho trẻ một số động tác mới, ví dụ:

  • Đứng trên mũi chân, giơ tay lên cao. Miệng nói: “Giơ tay lên cao”.
  • Sau khi đứng vững, đầu hướng về phía đầu gối nói: “Vặn mình.”
  • Khi lăn người trên thảm cỏ hoặc trên đệm, có thể nói: “Lăn người”.
  • Mỗi khi làm mẫu một động tác, mẹ đều phải nói to động tác của hai người, ví dụ “giơ tay lên cao”, “vặn mình” v.v...

Lời khuyên

Nếu thực hiện các động tác cần phải có kỹ xảo thì nên đợi đến khi trẻ lớn một chút mới làm. Khi trẻ học được tương đối nhiều từ vựng, mẹ có thể cho trẻ phụ trách chỉ huy trò chơi, tự học các động tác khác.

Phát triển trí tuệ

Mẹ có thể hướng dẫn trẻ xem các khẩu lệnh tập thể dục cho trẻ trên ti vi, vừa xem vừa làm cùng với trẻ.

Nghe và làm theo chỉ lệnh

Thổi bong bóng

Bồi dưỡng kỹ năng:

Rèn luyện khả năng chạy, khả năng phối hợp, năng lực nhận biết xã hội và khả năng hoạt động xã giao ngoài trời của trẻ.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 3 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Nước thổi bong bóng, dụng cụ thổi bong bóng.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Dắt trẻ ra ngoài, ngồi bên cạnh trẻ, bạn có thể tự mình lấy dây thép cuộn thành hai vòng tròn nhỏ, có tay cầm và nước xà phòng.
  • Mẹ có thể thổi bong bóng trước, rồi biểu diễn cho trẻ xem đuổi bong bóng và bắt bong bóng thế nào, sau đó khuyến khích trẻ cùng thực hiện.
  • Nếu trẻ có hứng thú, khi mẹ thổi bong bóng, trẻ sẽ đi bắt và đập bong bóng, trước khi thổi ra bong bóng, mẹ nên để cho trẻ đợi vài giây, đây là cơ hội tốt để rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
  • Nếu trẻ có hứng thú với trò chơi thổi bong bóng, có thể dạy cho trẻ cách thổi bong bóng, khuyến khích trẻ tự thổi.

Lời khuyên

Khi trẻ thổi bong bóng, phải nhắc nhở trẻ không nên chạm mồm vào hoặc uống nước dùng để thổi bong bóng. Mẹ phải chú ý phạm vi chạy của trẻ và quan sát xem chân trẻ có vấp phải chướng ngại vật không.

Phát triển trí tuệ

Trong sinh hoạt, trẻ hơn 1 tuổi luôn cần có sự chăm sóc của người nhà, nhưng giai đoạn này trẻ cũng rất muốn làm việc tự lập, do đó đây là thời cơ tốt để rèn luyện tính độc lập cho trẻ. Do đó, bố mẹ phải kịp thời đáp ứng được nhu cầu sinh lý của trẻ, đồng thời phải thỏa mãn nhu cầu tâm lý, nên giao lưu tình cảm nhiều với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, bồi dưỡng tình cảm vui vẻ và tạo sự tự tin cho trẻ, đồng thời bố mẹ phải khuyến khích trẻ rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân, dần hạn chế tính cố chấp và “không nghe lời” của trẻ. Phải hiểu và khuyến khích hành vi khám phá cũng như thời gian chơi đùa của trẻ, đồng thời cho trẻ được tự do ở mức độ vừa phải, thích hợp.

Thổi bong bóng

Làm kẹo, chia kẹo

Bồi dưỡng kỹ năng:

Học các khâu làm kẹo, rèn luyện tính linh hoạt và sức mạnh của ngón tay cho trẻ; việc chia kẹo bồi dưỡng cho trẻ phẩm chất đoàn kết, tương thân tương ái.

Độ tuổi thích hợp: 

1 tuổi 4 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Một cái bình lớn trong suốt, một vài giấy màu (miếng nhỏ hình vuông), cái giỏ.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Bọc các miếng giấy dạng ô tròn, dùng ngón tay vo chặt thành viên nhỏ hình tròn, rồi cho vào trong lọ, cho trẻ học cách làm kẹo giấy, luyện cho trẻ cách sử dụng tay để vo giấy.
  • Cho kẹo đã làm xong vào trong lọ.
  • Để các trẻ ngồi thành vòng tròn theo thứ tự, nói cho trẻ biết sẽ chơi trò chơi chia kẹo.
  • Mẹ giúp trẻ chia kẹo, để trẻ cầm lấy bình, chia kẹo đến tay của từng bạn, sau khi các trẻ nhận được kẹo phải nói “cảm ơn”.
  • Tiến hành trò chơi theo đúng thứ tự, để trẻ nào cũng được chia kẹo cho người khác.

Lời khuyên

Căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ, bố có thể phân loại phần làm kẹo và phần chia kẹo thành hai trò chơi khác nhau.

Phát triển trí tuệ

Đợi sau khi trẻ đã thành thạo trò chơi kể trên, mẹ còn có thể chơi trò chơi “ngồi xếp hàng, đợi chia kẹo” cùng với trẻ. Để các trẻ xếp thành hàng ngang, cho các trẻ ngồi xuống, cùng hát: “ngồi xếp hàng, đợi chia kẹo, bạn một chiếc, tớ một chiếc, bạn bè trong nhà trẻ rất đông”.

Cũng có thể cho trẻ xếp thành một hàng dọc, bạn nọ nối tiếp bạn kia lái xe ô tô: “bim bim bim, ô tô nhỏ, đi vào công viên, vừa vận động lại rất vui vẻ”. Cũng có thể xếp ghế thành một vòng, cho trẻ ngồi, và cùng nhau hát.

Đi đường

Bồi dưỡng kỹ năng:

Luyện tập cho trẻ cảm nhận hướng bước đi và khả năng điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 4 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Phấn.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Mẹ dùng phấn vẽ hai đường thẳng trên sân, hai đường này cách nhau 30cm, tạo thành một lối đi thẳng.
  • Mẹ làm mẫu cho trẻ, đi vào đúng phần đường quy định. Quá trình làm mẫu là: hai chân bước nối tiếp nhau, tức là mũi bàn chân phải áp sát gót bàn chân trái, rồi mũi bàn chân trái lại áp sát gót bàn chân phải, cứ bước như vậy, cố giữ thân trên thăng bằng.
  • Mẹ cổ vũ cho trẻ bước theo đường thẳng, hai tay giơ ngang hai bên, mắt nhìn về phía trước để bảo đảm giữ người thăng bằng. Mẹ có thể cho trẻ hai tay cầm hai đồ chơi nhỏ, yêu cầu trẻ không được để rơi đồ chơi khi đi theo đường thẳng.
  • Sau khi trẻ thành thạo trò chơi đã kể trên, mẹ có thể đổi đường đi thành dạng đường ngoằn ngoèo hình chữ S, cho trẻ tiếp tục chơi.

Lời khuyên

Có thể thay đổi phương pháp chơi một cách linh hoạt, như đổi đường thẳng thành đường tam giác, v.v..., không nên để trẻ thấy mệt mỏi và nhàm chán. Mức độ di chuyển bước chân của mẹ phải nhỏ, tránh để trẻ không theo kịp, bị ngã.

Phát triển trí tuệ

Khả năng vận động và phát triển trí tuệ ở trẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế, mẹ không chỉ bó hẹp luyện tập thể chất mà còn phải lưu ý đến cả sự phát triển trí tuệ. Mẹ nên áp dụng các phương pháp trò chơi thích hợp, hình thức đa dạng để khơi gợi ở trẻ niềm yêu thích khi tham gia.

Đi đường

Thi xếp cờ vây

Bồi dưỡng kỹ năng:

Để trẻ biết nhiều hay ít, và trong khi chơi, luyện cho trẻ sự ham thích học đếm, từ đó đạt được mục đích nâng cao khả năng toán học ở não trái của trẻ.

Độ tuổi thích hợp:

1 tuổi 4 tháng.

Chuẩn bị trò chơi:

Một bàn cờ và các quân cờ.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Mẹ và trẻ ngồi quanh bàn cờ.
  • Mẹ để trẻ quyết định chọn quân cờ màu gì, sau khi trẻ đã quyết định chọn rồi, mẹ và trẻ tự nhặt lấy quân cờ của mình.
  • Mẹ nói: “Bắt đầu thôi!”, mẹ và trẻ sẽ tự xếp quân cờ của mình vào bàn cờ, cho đến khi mẹ nói “dừng thôi”, sau đó mẹ và trẻ cùng thi xem ai xếp được nhiều hơn, ai xếp được ít hơn. Có thể chơi lại nhiều lần.
  • Sau khi hoàn thành luyện tập, mẹ giúp trẻ thu từng quân cờ lại cho vào trong hộp, vừa thu vừa đếm, còn có thể khiến trẻ hiểu các con số.

Lời khuyên

  • Khi mẹ nhắc đến các con số, có thể nhấn giọng một cách thích hợp, để kích thích cảm nhận của trẻ đối với các con số.
  • Mẹ còn cần căn cứ vào số lượng quân cờ mà trẻ xếp được để quyết định số quân cờ mình xếp vào, bởi vì phải có sự khác biệt rõ ràng với số quân cờ mà trẻ đã xếp, nếu trẻ xếp được 5 quân cờ, thì mẹ có thể xếp 10 quân cờ. Mẹ cũng có thể xếp ít hơn trẻ, kích thích niềm vui học của trẻ.

Phát triển trí tuệ

Trò chơi này chủ yếu bồi dưỡng trí tuệ cho trẻ về mặt toán học. Trí tuệ toán học ở đây là việc phát hiện con số, và có thể chuyển “sự vật cụ thể” thành “kí hiệu trừu tượng”, rồi lại tiến hành xử lý sự vật trựu tượng, cuối cùng là xem xét mối quan hệ và ý nghĩa của giả thiết và trần thuật. Từ đó có thể bồi dưỡng khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề toán học cho trẻ, có lợi cho việc học toán, tư duy lô gic, cách giải quyết vấn đề, lý luận quy nạp và diễn giải, nhận biết mô hình và quan hệ, v.v... của trẻ sau này.

Thực ra, trong cuộc sống hàng ngày, bất kể lúc nào cũng có thể bồi dưỡng khả năng toán học cho trẻ, như, khi trẻ ăn táo, bạn có thể nói với trẻ: “mẹ mua tất cả 6 quả táo, hôm nay con ăn 1 quả.” Khi trẻ mặc quần áo, mẹ nói: “Con có 2 đôi tất xinh xinh, có 1 chiếc mũ”.

Thi xếp cờ vây

 

Đang xem: Những trò chơi cho trẻ em vui chơi cùng ba mẹ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger