Các trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên tham khảo

Các trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên tham khảo

Các trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên tham khảo

Trong giai đoạn dưới 1 tuổi, trò chơi không đơn thuần chỉ để giải trí hoặc lấp đầy thời gian của trẻ mà việc vừa chơi vừa học giúp bé, các trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ khám phá thế giới xung quanh, phát triển cơ thể, ngôn ngữ, trí tuệ, cảm xúc, kỹ năng hoạt động, ứng xử...

Úp cốc

Bồi dưỡng kỹ năng:

Luyện tập khả năng cho tay cầm đồ vật và sự phối hợp giữa tay và mắt, thúc đẩy sự phát triển của đại não, đồng thời giúp trẻ bước đầu nhận biết to và nhỏ.

Độ tuổi thích hợp:

10 tháng tuổi trở lên.

Chuẩn bị trò chơi:

4 chiếc cốc có kích thước to nhỏ khác nhau.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Mẹ xếp các cốc thành một hàng ngang trước mặt trẻ, theo thứ tự, lấy chiếc cốc đầu tiên úp lên chiếc cốc thứ hai, cứ như vậy úp bốn chiếc cốc vào nhau, làm mẫu cho trẻ xem.
  • Sau đó, lại để cốc trở lại như cũ đúng theo thứ tự. Để trẻ cầm chiếc cốc đầu tiên úp lên một chiếc cốc khác, tập như vậy trẻ sẽ biết úp các cốc nước vào nhau.
  • Lại lấy thêm một số chiếc cốc khác, để trẻ tập úp cốc theo đúng trình tự các bước như vừa làm, cho trẻ tự tìm tòi một lúc, bạn sẽ thấy trẻ biết úp cốc đúng theo thứ tự lớn nhỏ và đúng theo kiểu dáng của cốc.
  • Trong khi chơi, người mẹ có thể dạy trẻ vừa úp cốc vừa đếm, tăng cường sự nhận biết con số.

Lời khuyên

  • Chọn cốc không cao lắm, tiện cho trẻ úp cốc.
  • Chọn các cốc có màu sắc đa dạng, để kích thích thị giác của trẻ.

Phát triển trí tuệ

Nếu trẻ đã thành thạo trò chơi úp cốc, bố mẹ còn có thể đổi thành như sau: Để trẻ úp các cốc có hoa văn như nhau lại, như vậy trẻ sẽ chơi thích hơn

Úp cốc

Tôi trốn rồi, tìm tôi đi

Bồi dưỡng kỹ năng:

Trò chơi này thuộc loại trò chơi kỹ năng tâm lý, khuyến khích trẻ mạnh dạn đi tìm, luyện tập khả năng đi, đồng thời bồi dưỡng tính hiếu kì và ham hiểu biết ở trẻ.

Độ tuổi thích hợp:

10 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Một chiếc khăn lớn, đồ chơi hoặc thức ăn được đóng gói riêng.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Bế trẻ đến chiếc thảm trải gần ghế sofa, đặt một thứ đồ chơi bên cạnh, để trẻ tự mình chơi.
  • Người mẹ nhẹ nhàng rời đi, trốn ở sau chiếc ghế.
  • Mẹ khẽ gọi tên trẻ, thu hút sự chú ý khiến trẻ đứng lên đi tìm mẹ.
  • Người mẹ không ngừng thay đổi chỗ trốn, để trẻ tự mình bám ghế đứng lên, men theo ghế đi tìm.

Lời khuyên

  • Phải chọn các vật mà trẻ thường gặp trong cuộc sống, số lượng không quá nhiều.
  • Trước khi chơi, mẹ phải chú ý loại bỏ hết các vật cản, tránh để trẻ bị ngã hoặc bị đau.
  • Trong khi chơi, không nên để trẻ tìm mãi không thấy, mẹ phải trốn sao cho trẻ có thể dễ dàng “phát hiện”, sau đó lại trốn lại.

Phát triển trí tuệ 

Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi là đã phát triển trí tuệ cho trẻ. Điều quan trọng nhất cho trí tuệ của trẻ ở giai đoạn này là được hướng dẫn. Bố mẹ phải dùng phương pháp hướng dẫn chứ không phải cứ làm mẫu xong là thôi. Vì phương pháp hướng dẫn có thể phát huy được tính chủ động của trẻ, khiến trẻ thực sự nâng cao được trí tuệ, còn nếu làm mẫu xong là thôi thì chỉ là đưa ra một vài vật liệu mà thôi.

Đập nước kêu ọp ọp

Bồi dưỡng kỹ năng:

Thông qua việc bắt chước, tự mình học được cách tạo ra âm thanh, tăng cường ấn tượng của trẻ đối với âm thanh đặc biệt, từ đó nâng cao khả năng ghi nhớ âm thanh của trẻ.

Độ tuổi thích hợp:

10 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Chậu tắm.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Mẹ đập đập nước trong chậu tắm một lúc, khiến trẻ nghe thấy âm “ọp ọp”.
  • Sau đó, nhẹ nhàng cầm tay trẻ, lại đập nước trong chậu tắm, khuyến khích trẻ tự mình đập tay vào nước.
  • Tăng dần nhịp độ đập nước.

Lời khuyên

Cùng với việc đập nước mà phát ra âm thanh, phải nhớ không để trẻ bị lạnh. Ngoài ra, khi ăn cơm, cũng có thể để trẻ nghe được “tiếng leng keng khi gõ đũa vào bát”, khi giặt quần áo, để trẻ nghe được tiếng “sột soạt”.

Phát triển trí tuệ

Trẻ giai đoạn này đã có thể thực hiện được các chỉ lệnh đơn giản do mẹ đưa ra, biết dùng mặt để biểu lộ tình cảm, biết sử dụng những ngôn từ và động tác đơn giản để trò chuyện với mẹ. Trẻ lúc này có thể biết đưa đồ chơi cho người khác, thích cùng mẹ chuyện trò và bắt chước các cử chỉ của mẹ. Trẻ sẽ có cảm giác vui sướng khi thành công, khi gặp trở ngại (đặc biệt là khi mẹ nói “không được”), khi gặp phải khó khăn, trẻ thể hiện sự đau buồn và bực bội bằng cách tức giận, khóc, v.v...

chơiđập nước

Học ngôn ngữ

Bồi dưỡng kỹ năng:

Bồi dưỡng khả năng học tập từ vựng và ngôn ngữ của trẻ, đồng thời luyện tập khả năng nghe và phát âm của trẻ.

Độ tuổi thích hợp:

10 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Đài và băng đĩa, ghế của trẻ.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Tham gia nhiều hoạt động cùng trẻ. Khi cho trẻ ăn, nên nói: “Con ơi, mẹ đây, con đói rồi phải không, hãy ăn nhé!”
  • Khi trò chuyện cùng trẻ phải chú ý đến phản ứng của trẻ, cần để trẻ có thời gian trả lời lại bạn.
  • Khi trò chuyện với trẻ, phải chú ý đến khẩu hình của mình, cố gắng thu hút trẻ, lặp lại lời nói của mình.
  • Hướng dẫn trẻ nói chuyện, nếu trẻ muốn uống nước, mẹ đưa bình nước cho trẻ, khi đó trẻ nhìn thấy bình nước sẽ nghĩ ngay đến nước, hướng dẫn trẻ tập nói từ “nước”. Đợi khi trẻ đã nói được từ “nước”, mẹ phải cổ vũ khích lệ trẻ. Mẹ phải nói rõ lời, nói chậm và lặp lại liên tục. Luyện tập nhiều lần phương pháp và các bước trên, đồng thời hướng dẫn trẻ vài lần, trẻ sẽ dần dần biết cách nói chuyện.

Lời khuyên

Khi hướng dẫn cho trẻ tập nói, bố mẹ phải chú ý những điểm sau:

  • Không nên yêu cầu trẻ phải ngay lập tức trả lời, cũng không cần yêu cầu phải trả lời.
  • Không nên thường xuyên dùng ngôn ngữ của trẻ nhỏ để nói chuyện với trẻ.
  • Không nên lặp lại những phát âm sai của trẻ.
  • Không nên đặt trẻ vào môi trường ngôn ngữ phức tạp, để trẻ nói năng tự nhiên.

Phát triển trí tuệ

Dạy trẻ những bài hát đồng dao với những câu ngắn có thể giúp trẻ mau biết nói. Sau đây là một số bài hát với câu ngắn để tham khảo:

“Bài ngủ dậy”: Bé con ơi, dậy đi thôi, trời sáng rồi, mở mắt ra, cười ha ha, đưa tay lên, có người bế.
“Bài mặc áo”: Cánh tay xinh, xỏ vào đây, mặc áo ngay, cài khuy nhé, bàn chân bé, luồn vào quần, đi thêm tất, xỏ giầy xinh.
“Vỗ tay vui”: Vui vỗ tay, gật đầu nhé, để lễ phép, bắt bắt tay, vỗ tay vui, gật gật đầu, cười vui vẻ, là bạn tốt.
“Ném bóng”: Quả bóng nhỏ, giơ lên cao, ném đi nào, bóng sẽ nảy, nảy sang đông, nảy sang tây, nảy vào chú mèo ngủ trong giày.
“Đôi giày lớn”: Đôi giày lớn, như chiếc thuyền, để ba đi, em cũng xỏ, mốt hai mốt, ta đi lên.

Học ngôn ngữ

Những đồ vật, đồ chơi hàng ngày các bé tiếp xúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và sự hình thành của trẻ. Chọn đồ chơi tốt sẽ giúp nhận thức của trẻ thêm phong phú và lành mạnh hơn. Gợi ý cho mẹ khi mua các trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ , hãy lựa chọn lỹ những đồ chơi phù hợp. Ghé xem tại đồ chơi thông minh để có được lựa chọn tốt nhất.

Đang xem: Các trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên tham khảo

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger