Sự phát triển của trẻ giai đoạn từ 7 - 12 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ giai đoạn từ 7 - 12 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ giai đoạn từ 7 - 12 tháng tuổi

Khi em bé bước sang 7 tháng tuổi em bé sẽ tìm thấy rất nhiều đồ vật mới để nhặt lên và ném. Em bé sẽ trở nên ngày càng nhanh nhẹn và cần nhiều không gian để khám phá và di chuyển loanh quanh. Điều này có nghĩa là bạn cũng sẽ có nhiều việc hơn, bởi việc em bé khám phá ngôi nhà sẽ gây ra trường hợp khẩn cấp bất ngờ mới. Sự phát triển của trẻ giai đoạn từ 7 - 12 tháng tuổi là gì?

Chỉ tiêu phát triển của trẻ giai đoạn từ 7 - 9 tháng tuổi

Sự phát triển của khả năng vận động: Tăng cường sự phối hợp hài hòa giữa ngón tay trỏ và ngón cái, còn biết lắc tay, giơ tay, biết bò thành thạo, đã ngồi vững, với sự giúp đỡ của người lớn đã biết đứng thậm chí còn định bước đi.

Đặc điểm phát triển trí tuệ: Thị giác đã có thể phân biệt sự khác nhau rất nhỏ giữa nhiều người, nhiều đồ vật, trí nhớ tăng cao rõ rệt, hiểu được cách chia sẻ với người khác, có tính chiếm hữu mạnh, hiểu được tính vĩnh cửu của sự vật.

Đặc điểm khả năng ngôn ngữ: Bé 7 tháng tuổi vẫn ở vào giai đoạn bắt chước phát âm đơn thuần; khi được 8 tháng tuổi có thể nghe hiểu một số từ, có thể liên hệ ngôn ngữ và động tác. Bé tròn 9 tháng tuổi có khả năng nghe âm thanh rất tốt, có thể hiểu được mệnh lệnh của bố mẹ; khả năng phát âm khá tốt, có thể vô tình phát ra những âm gần như “bà”, “má”; khả năng ngôn ngữ, động tác tốt, bé có thể dùng hành động “vỗ tay” để bày tỏ sự “hoan nghênh”, dùng “vẫy tay” để biểu thị “tạm biệt”.

Đặc điểm phát triển tình cảm: Tình cảm của bé ở giai đoạn này có nhiều thay đổi, đã biết thể hiện yêu, ghét, buồn, vui, biết bắt chước biểu cảm của người lớn, có tình cảm và dựa dẫm vào người thường xuyên chăm sóc mình; bắt đầu biết nhận thức, biết xấu hổ, vui vẻ, tò mò, buồn rầu, sợ sệt,...
Trẻ rất thích các bạn cùng độ tuổi, khi đã gặp được bé có cùng độ tuổi liền biểu hiện dáng vẻ vui mừng. Có thể nhận biết tình cảm và bộ mặt của người lớn, đồng thời biểu hiện những phản ứng khác nhau.

Thói quen sinh hoạt và khả năng tự xử lý: Biết tự mình dùng tay cầm lấy bình sữa mút sữa hoặc nước hoa quả, có thể tự mình ngồi ở bàn ăn để mẹ đút cho ăn, có thể luyện tập cách ngồi bô. Về phương diện khả năng sinh hoạt, đã cơ bản hình thành một số quy luật. Việc khóc quấy vào ban đêm đã giảm nhiều, ban ngày thường chỉ ngủ hai lần, mỗi lần khoảng 1,5 đến 2 tiếng.

Chỉ tiêu phát triển của trẻ giai đoạn từ 7 - 9 tháng tuổi

Chỉ tiêu phát triển của trẻ giai đoạn từ 10 - 12 tháng tuổi

Khả năng vận động: Kỹ năng vận động tỉ mỉ ở trẻ được tăng cường, việc đứng, ngồi xổm và đi có tác dụng tốt cho việc rèn luyện các cơ và các chi.

Đặc điểm phát triển trí tuệ: Vận động các cơ quan cảm nhận tri giác là phướng thức chủ yếu nâng cao trí tuệ cho trẻ ở giai đoạn này. Giai đoạn này phải để trẻ nhìn nhiều, nghe nhiều, tiếp xúc nhiều với các sự vật, thông qua sự tìm tòi vận động chủ động của mình để nhận biết sự kì diệu của thế giới và bản thân mình. Tính hiếu kì của trẻ cũng cần được bảo vệ, đây là động lực cho trẻ phát triển nhận thức.

Đặc điểm ngôn ngữ: Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi đã có khả năng ghi nhớ nhất định, có thể bắt chước nhiều câu mẹ nói; có thể nghe hiểu được nhiều từ, có phản ứng rõ ràng đối với những yêu cầu đơn giản.

Đặc điểm tình cảm: Trẻ có nhận thức về bản thân khá rõ ràng, biết được cái gì là tốt, cái gì là xấu, biết phải phản ứng thế nào đối với một số cử chỉ của bố mẹ.

Thói quen sinh hoạt và khả năng tự xử lý: Trẻ rất nhớ người thân, trẻ cần có sự yêu thương che chở của người thân. Trẻ cũng biết đưa ra đòi hỏi để bố mẹ phải làm theo ý mình.

Chỉ tiêu phát triển của trẻ giai đoạn từ 10 - 12 tháng tuổi

 

Đang xem: Sự phát triển của trẻ giai đoạn từ 7 - 12 tháng tuổi

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger